Nghiên cứu sản xuất và thử nghiệm chế phẩm Rhizobium cho Keo lai và Keo tai tượng tại vườn ươm và rừng trồng ở các tỉnh Hoà Bình, Hà Tây, Quảng Trị

CodeVI24_46
CategoryKeo lai, Keo tai tượng
LocationTrung Tâm, Bắc Trung Bộ
FieldCông nghệ sinh học
TopicNghiên cứu sản xuất và thử nghiệm chế phẩm Rhizobium cho Keo lai và Keo tai tượng tại vườn ươm và rừng trồng ở các tỉnh Hoà Bình, Hà Tây, Quảng Trị
LevelCấp Bộ
Target- Nghiên cứu hoàn thiện Quy trình công nghệ sản xuất chế phẩm chất nhiễm rhizobium áp dụng cho keo Lai và keo Tai tượng, - Tuyển chọn các chủng rhizobium (3 chủng hiệu lực nhất) áp dụng hiệu lực cho keo Lai và Tai tượng công đoạn vườn ươm và rừng non
Start Date1/6/2001
End Date12/31/2003
Detail- Nghiên cứu phát triển hoàn thiện công nghệ sản xuất chế phẩm rhizobium - Áp dụng ché phẩm rhizobium cho mô hình sản xuất cây con vườn ươm và mô hình rừng trồng keo Lai và keo Tai tượng,
MethodPhân lập trên môi trường thạch YMA. -Nuôi cấy mini trong dung dịch/gắn trên máy lắc. -Nuôi cấy và sản xuất chế phẩm.-Thử hiệu lực nhanh để so sánh.-Thử hiệu lực vườn ươm bằng phương pháp loại trừ so với đối chứng.-Thử hiệu lực rừng non bằng phương pháp bố
ChairmanTS. Lê Quốc Huy
UnitTT STMTR
ResultHoàn thiện được qui trình sản xuất chế phẩm Rhizobium cho Keo lai và Keo tai tượng với các chủng CaI3, IIH3.1, IH1 và IL3 (đối với Keo lai) và IH1, IB5, IH2 và IL3 (đối với Keo tai tượng). - Nhiễm chế phẩm tại vườn ươm keo Lai Đá Chông - Ba Vì, sinh trưởng cây con tăng so với đối chứng tới 244% ở chỉ tiêu Hn, 239% ở chỉ tiêu P và tăng thấp chỉ tiêu Do là 173%. Hoà Bình là Hn: 167%, P: 171% và Do: 150%, Đông Hà là Hn: 170%, P: 175%. - Bón chế phẩm làm tăng sinh trưởng trung bình ở keo Lai đạt khoảng 180-200% và keo Tai tượng đạt khoảng 180%, cao nhất đạt được 240% ở chỉ tiêu Hvn & P tại Đá Chông, Ba Vì (đối chứng 100%). - Áp dụng bón chế phẩm đều làm tăng sinh trưởng ở keo Lai sau trồng 10 tháng là 128-130% và sau 24 tháng là 118-120% và keo Tai tượng là 120- 125% sau trồng 10 tháng và 115-120% sau 24 tháng (đối chứng 100%).
Development1. Đề tài đã nghiên cứu phát triển và hoàn thiện Công nghệ sản xuất chế phẩm rhizobium cho keo lai, keo tai tượng vườn ươm và rừng trồng bao gồm 6 công đoạn kỹ thuật chính: • Kỹ thuật phân lập các chủng vi khuẩn rhizobium nốt sần rễ của cây chủ Keo lai và Keo tai tượng trên môi trường YMA (Yeast Manitol Agar), YMA- Red Congo và YMA- Bromthymol Blue (Somasegaran và Hoben, 1985), để phân lâp được 2 nhóm là Rhizobium sinh trưởng nhanh và nhóm Brandyrhizobium sinh trưởng chậm. • Kỹ thuật tuyển chọn các chủng có khả năng hình thành cộng sinh nốt sần với cây chủ trong điều kiện in-vitro bằng phương pháp “Cầu giấy- ống nghiệm” trên môi trường SNS (Seedling Nutrition Solution) (Gibson 1963, 1995, Vincent 1970, Somasegaran & Hoben 1985); chỉ tiêu đánh giá là số lượng và chất lượng nốt sần hình thành. • Kỹ thuật tuyển chọn các chủng có hiệu lực cộng sinh cao với cây chủ trong điều kiện nhà kính bằng phương pháp bình Leonard trên môi trường SNS không có đạm (Nitrogen-free nutrient solution) (Vincent 1970, Somasegaran & Hoben 1985). • Kỹ thuật nhân nhanh sinh khối và sản xuất chế phẩm chất nhiễm rhizobium đa chủng bằng thiết bị công nghệ cải tiến đơn giản ít tốn kém • Kỹ thuật duy trì và bảo quản các chủng tuyển chọn • Kỹ thuật áp dụng bón nhiễm chế phẩm cho cây con vườn ươm và rừng trồng 2. Đề tài đã phân lập tuyển chọn được 6 chủng rhizobium có hiệu lực cộng sinh cao nhất và nhân sinh khối sản xuất được 600kg chế phẩm chất nhiễm rhizobium sử dụng cho các nghiên cứu và áp dụng bón nhiễm cho cây con vườn ươm và rừng trồng keo lai và keo tai tượng 3. Áp dụng nhiễm - bón chế phẩm vi khuẩn cố định đạm rhizobium của đề tài đã làm tăng cao sinh trưởng keo lai và keo tai tượng tại các mô hình sản xuất vườn ươm trên tất cả các chỉ tiêu chiều cao, đường kính gốc, trọng lượng thân rễ lá và mức độ cộng sinh nốt sần. Tỷ lệ tăng sinh trưởng trung bình ở keo Lai đạt khoảng 180-200% và tương ứng ở keo Tai tượng cũng đạt khoảng 180%, cao nhất đạt được 240% ở chỉ tiêu Hn & P tại Đá Chông, Ba Vì (đối chứng 100%). 4. Đối với mô hình rừng trồng, áp dụng bón chế phẩm rhizobium này đều làm tăng sinh trưởng cây keo lai và keo tai tượng trên cả 2 chỉ tiêu đo đếm là Hn & Do. Tác dụng tăng trung bình 2 chỉ tiêu sinh trưởng này đạt được ở keo Lai sau trồng 10 tháng là 128-130% và sau 24 tháng là 118-120% và tương ứng cho keo Tai tượng là 120- 125% sau trồng 10 tháng và 115-120% sau 24 tháng (đối chứng 100%). Công thức bón TN1 (có bón cho rừng trồng) cho tỷ lệ sinh trưởng cây keo Lai và keo Tai tượng mô hình rừng trồng cao hơn tỷ lệ sinh trưởng tương ứng của công thức bón TN2 (chỉ bón ở vườn ươm) trung bình từ 10 - 15% trên cả 2 chỉ tiêu đo đếm Hn & Do. Công thức bón TN2, chỉ bón chế phẩm rhizobium ở vườn ươm nhưng vẫn có tác dụng làm tăng sinh trưởng cây keo Lai, keo Tai tượng mô hình rừng trồng so đối chứng trung bình là 10-12% sau trồng 24 tháng, trên cả 2 chỉ tiêu đo đếm Hn & Do. 5. Đề tài đã xây dựng được tổng cộng 10 ha mô hình thí nghiệm rừng trồng keo lai và keo tai tượng có áp dụng bón nhiễm chế phẩm rhzobium tai 3 vùng sinh thái khác nhau là Cẩm Quỳ (Hà Tây), Lâm trường Sông Đà (Hòa Bình) và Đông Hà (Quảng Trị). - Ba Vì - HàTây: Mô hình sản xuất cây con vườn ưom tại Đá Chông và Mô hình rừng trồng tại Cẩm Quỳ, - Hoà Bình: Mô hình sản xuất cây con keo Lai và keo Tai tượng tại Trung tâm Thực nghiệm Kỹ thuật Lâm sinh Hoà Bình, TX Hoà Bình và 4 ha mô hình rừng trồng keo Lai và keo Tai tượng tại hiện trường Thung Nai, lâm trường Sông Đà - Hoà Bình, - Đông Hà- Quảng Trị: Mô hình sản xuất cây con vườn ươm và 4 ha mô hình rừng trồng keo Lai và keo Tai tượng tại Trạm thực nghiệm Lâm sinh Đông Hà, tiểu khu 177, xã Cam Liên- Cam Lộ - Quảng Trị.
RangeBa Vì - Hà Tây. Hoà Bình. Đông Hà- Quảng Trị
[logo-slider]