Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật thâm canh rừng cho các dòng Keo lai được tuyển chọn trên đất phù sa cổ tại tỉnh Bình Phước làm nguyên liệu giấy

CodeVI24_13
CategoryKeo lai
LocationĐông Nam Bộ
FieldTrồng rừng
TopicNghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật thâm canh rừng cho các dòng Keo lai được tuyển chọn trên đất phù sa cổ tại tỉnh Bình Phước làm nguyên liệu giấy
LevelO4
TargetNghiên cứu kỹ thuật tổng hợp trong tạo rừng thâm canh các dòng Keo lai đã được tuyển chọn chủ yếu tại các tỉnh phía Nam.
Start Date1/6/2000
End Date12/31/2005
Detail1) Nghiên cứu cơ sở - Khảo sát kỹ thuật trồng rừng keo lai đang áp dụng, năng suất rừng keo lai trong sản xuất, đặc điểm đất trồng rừng keo lai ở vùng ĐNB. - Nghiên cứu phương pháp xác định nhanh trữ lượng rừng trồng keo lai. - Nghiên cứu thăm dò khả năng sử dụng phân bón cho trồng rừng keo lai. - Nghiên cứu đề xuất một số dòng keo lai có triển vọng. 2) Nghiên cứu thực nghiệm (14 ha r?ng tr?ng thí nghi?m) Các nghiên cứu thực nghiệm nhằm xác định kỹ thuật thâm canh gồm: Kỹ thuật làm đất; bón lĩt; bón thúc; mật độ cây trồng; sử dụng thuốc diệt cỏ; kỹ thuật tỉa cành; kỹ thuật giảm thiểu bệnh hạ?; kỹ thuật chăm sóc rừng và nghiên cứu biến đổi đất trong trồng rừng keo lai. 3) Nghiên cứu ứng dụng (10 ha mơ hình r?ng tr?ng) - Cơ sở xây dựng mô hình rừng trồng thâm canh - Nội dung kỹ thuật trong mô hình rừng trồng - Kết quả xây dựng mô hình
MethodĐiều tra tổng hợp các giải pháp kỹ thuật đã áp dụng, các chỉ tiêu kinh tế có liên quan làm cơ sở thiết kế các giải pháp kỹ thuật thâm canh. -Bố trí thí nghiệm đồng ruộng: theo nguyên tắc hệ thống/ngẫu nhiên đối với các yếu tố TN (các giải pháp kỹ thuật).
ChairmanTS.Phạm Thế Dũng
UnitPhân viện KHLN Nam Bộ.
ResultKết qủa đạt được - Có thể trồng keo lai trên nhiều loại đất ở vùng ĐNB, nhưng trên đất xám bạc màu phù sa cổ cần thiết phải bón phân khi trồng. - Ở vùng ĐNB có thể sử dụng tạm thời tương quan: f = 0,412075 + 2,183866/CV1.3 + 11,80388/CV1.32 để xác định hình số f trong tính trữ, sản lượng rừng khi chưa có biểu sản lượng riêng cho loài cây này tại vùng ĐNB. Nên lập tương quan D-H riêng cho từng lô rừng cụ thể khi điều tra. - Có thể sử dụng hai dòng PV3 và PV9 trong trồng rừng sản xuất ngoài các dòng đã được Bộ NN &PTNT công nhận. - Trong điều kiện đất dốc, không nhất thiết phải san ủi thực bì mà có thể phát dọn thủ công để trồng rừng, không nên đốt thực bì mà sử dụng chúng làm lớp thảm rải đều trên mặt đất. - Trên đất feralit phát triển trên phù sa cổ và trên đất xám bạc màu vùng ĐNB có thể bón lót hỗn hợp phân vi sinh Sông Danh với NPK theo liều lượng 0,5 kg + 0,1 kg/ hố trước khi trồng. - Tuỳ điều kiện có thể bón thúc bằng phân vi sinh và NPK vào năm thứ 2-3 nếu cây sinh trưởng kém. - Trồng mật độ 1428 cây/ha nếu làm nguyên liệu giấy. Trường hợp muốn sử dụng gỗ nhỡ và gỗ lớn nên trồng với mật độ 1111 cây/ha. - Phun thuốc diệt cỏ Ridweed 2 lần/năm trong hai năm đầu cho sinh trưởng cây tốt hơn và có thể thay thế phương pháp dãy cỏ chăm sóc thông thường. - Tỉa cành 2 lần khi rừng 8 và 20 tháng tuổi cho cây sinh trưởng tốt nhất. - Chăm sóc rừng thủ công 3 lần / năm vào tháng 4, 8 và 12 tốt hơn chỉ chăm sóc 2 lần vào tháng 4 và tháng 12. - Khi áp dụng các kỹ thuật thâm canh rừng trồng, các chỉ số về độ phì đất so với nơi không trồng rừng sau 4 năm chưa thấy sự khác biệt đáng kể. Điều này cho thấy rừng keo lai mới duy trì ở mức cân bằng giữa dinh dưỡng giữa cung cấp và sử dụng. - Áp dụng tổng hợp các giải pháp kỹ thuật thâm canh rừng, có thể cho tăng trữ lượng 50 % và cao nhất (ở mức lý thuyết) tới 100% so với trồng quảng canh thông thường. - Mô hình rừng áp dụng kỹ thuật thâm canh đã cho NPV và chỉ số sinh lời cao gần gấp đôi rừng trồng sản xuất. Hiệu qủa sử dụng đất còn cho thấy trong
DevelopmentĐặc điểm ưu việt của kỹ thuật là: Nếu áp dụng tổng hợp các kỹ thuật thâm canh rừng từ kết qủa nghiên cứu này có thể tăng trữ lượng rừng từ 1,5 -2,0 lần so với kỹ thuật trồng quảng canh thông thường.
RangeÁp dụng kết qua NC cho trồng rừng keo lai tại vùng Đông Nam bộ
[logo-slider]