Code | VI24_308 |
Category | Định giá |
Location | Toàn Quốc |
Field | Kinh tế |
Topic | Nghiên cứu định giá rừng ở Việt Nam |
Level | Cấp Bộ |
Target | Mục tiêu ngắn hạn: - Xác định được cơ sở khoa học và thực tiễn cho việc định giá rừng ở Việt Nam. - Xây dựng được nguyên tắc, phương pháp và hướng dẫn kỹ thuật về định giá rừng phù hợp với điều kiện Việt Nam. Mục tiêu dài hạn: - Cung cấp cơ sở khoa học ch |
Start Date | 1/6/2006 |
End Date | 12/31/2007 |
Detail | 1. Nghiên cứu cơ sở lý luận về nguyên tắc và phương pháp định giá rừng: - Xác định tổng giá trị kinh tế của các loại rừng - Nghiên cứu khung pháp lý của các loại rừng - Nghiên cứu về thực trạng về quyền sử dụng rừng - Xây dựng nguyên tắc và phương pháp về |
Method | Các giai đoạn nghiên cứu Giai đoạn 1: Thực hiện mục tiêu số 1 theo kế hoạch nghiên cứu năm 2006 Giai đoạn 2: Thực hiện tiếp mục tiêu nghiên cứu số 1 và kế hoạch nghiên cứu năm 2007 (các mục tiêu nghiên cứu còn lại 2, 3 và 4). |
Chairman | Ths.Vũ Tấn Phương |
Unit | TT STMTR |
Result | 1. Xác định nguyên tắc và phương pháp định giá rừng: - Giá rừng được xác định trên nguyên tắc thị trường. - Các phương pháp sử dụng trong việ định giá rừng gồm 3 phương pháp cơ bản đối với các sản phẩm rừng được thương mại trên thị trường, đó là phương pháp thu thập, phương pháp chi phí và phương pháp so sánh. Đối với giá trị môi trường và dịch vụ môi trường sử dụng phương pháp chi phí tránh thiệt hại dựa trên phân tích lợi ích và tổn thất. 2. Xác định giá trị sử dụng trực tiếp của rừng: Giá trị cây đứng, giá trị quyền sử dụng cho các đối tượng rừng sản xuất là rừng tự nhiên, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng và giá trị quyền sở hữu rừng trồng của các loài cây trồng chủ yếu (Keo lai, Keo tai tượng, Bạch đàn Urophylla, Thông mã vĩ, Thông nhựa). 3. Xác định được một số giá trị sử dụng gián tiếp của rừng: - Giá trị phòng hộ đầu nguồn: Bảo vệ đất chống xói mòn và điều tiết nước tại lưu vực sông Ba (Gia Lai); lưu vực sông Bồ (Thừa Thiên Huế); lưu vực sông Chảy – Yên Bái. - Giá trị phòng hộ ven biển của rừng ngập mặn tại Nam Định và rừng Phi lao chống cát bay ở Quảng Bình. - Giá trị cảnh quan du lịch tại Vườn Quốc Gia Bạch Mã (Thừa Thiên Huế); Vườn Quốc Gia Kon Ka Kinh (Gia Lai). - Giá trị hấp thụ các bon: Xác định giá trị hấp thụ các bon cho rừng tự nhiên sản xuất, phòng hộ đặc dụng các trạng thái rừng (giàu, trung bình, nghèo, phục hồi) tại các địa điểm thuộc tỉnh Yên Bái, Quảng Bình, Thừa Thiên Huế, Gia Lai. Xác định giá trị hấp thụ các bon cho rừng trồng các loài cây và cấp tuổi (Keo lai, Keo tai tượng, Bạch đàn Urophylla, Thông Mã vĩ, Thông nhựa) tại các địa điểm thuộc tỉnh Bắc Giang, Phú Thọ, Thanh Hoá, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Bình Định, Gia Lai, Đồng Nai. 4. Đề xuất nguyên tắc và phương pháp xác định giá rừng (bao gồm giá trị sử dụng trực tiếp và giá trị sử dụng gián tiếp) cho các loại rừng (phòng hộ, sản xuất, đặc dụng) tại các khu vực điển hình thuộc miền Bắc, Trung, Nam. 5. Xây dựng khung giá rừng cho các loại rừng nghiên cứu: rừng sản xuất, phòng hộ, đặc dụng các trạng thái rừng (giàu, trung bình, nghèo, phục hồi) tại một số khu vực điển hình thuộc miền Bắc, Trung, Nam. Các khung giá rừng được xây dựng gồm khung giá trị cây đứng và giá quyền sử dụng rừng cho rừng sản xuất là rừng tự nhiên, rừng phòng hộ và rừng đặc dụng; khung giá quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng; khung giá trị gián tiếp (dịch vụ môi trường rừng). |
Development | |
Range | Các loại rừng tự nhiên ( giàu, trung bình, nghèo, phục hồi) tại các tỉnh Yên Bái, Quảng Bình, Thừa Thiên Huế, Gia Lai. - các tỉnh Phú Thọ, Bắc Giang, Thanh Hoá, Thừa Thiên Huế, Bình Đình, Gia Lai, Đồng Nai. |
Nghiên cứu định giá rừng ở Việt Nam
April 20, 2020 by