Code | VI24_166 |
Category | Tre |
Location | Toàn Quốc |
Field | Trồng rừng |
Topic | Nghiên cứu đánh giá tình hình gây trồng các loài tre nhập nội lấy măng |
Level | Cấp Bộ |
Target | + Xác định rõ thực trạng về gây trồng, hiệu quả và nguyên nhân thành công, thất bại của các loài tre nhập nội lấy măng trên toàn quốc; + Cung cấp được các thông tin cơ bản về kỹ thuật gây trồng, khai thác, sơ chế, bảo quản, thị trường và loài phù hợp với |
Start Date | 1/1/2004 |
End Date | 12/31/2004 |
Detail | a) Thu thập thông tin, tài liệu đã có về tình hình gây trồng các loài tre nhập nội lấy măng ở nước ta. b) Phân loại đối tượng và lựa chọn địa điểm điều tra. c) Điều tra, khảo sát tại hiện trường bao gồm: - Thu thập mẫu vật (lá; thân; mo; hoa và quả nếu có |
Method | - Đã tổng quan được thực trạng về gây trồng, hiệu quả, những nguyên nhân thành công và thất bại của các loài Tre nhập nội lấy măng trên toàn quốc - Tổng hợp được các thông tin cơ bản về kỹ thuật gây trồng, khai thác, sơ chế, bảo quản, thị trường và loài p |
Chairman | ThS. Đỗ Văn Bản |
Unit | Phòng TNTVR |
Result | Tổng hợp được nhiều tài liệu về giá trị của măng: Rất nhiều loài tre trúc cho măng ăn ngon, là một nguồn rau sạch, đã và đang được ưa chuộng trên thị trường quốc tế. Măng tre cũng là một nguồn cung cấp dinh dưỡng cho con người, còn có tác dụng chữa bệnh. - Tổng hợp được một số thông tin về thị trường măng thế giới: Nhu cầu về măng ngày càng tăng, khoảng 12% mỗi năm, sức sản xuất măng cũng tăng khoảng 8%. Thế giới hàng năm tiêu thụ khoảng 1-2 triệu tấn măng các loại. - Tổng hợp tài liệu để cung cấp thông tin về một số tre nhập nội lấy măng ở Việt Nam: Gồm phân loại, đặc điểm hình thái, sinh thái, tình hình gây trồng, sử dụng cho các loài: Điềm trúc hay còn gọi là Bát độ hay Tre tàu (Dendrocalamus latiflorus Munro) đã được đưa vào trồng ở miền Nam nước ta ngay từ trước ngày giải phóng và trong những năm gần đây nhiều nơi đã nhập giống từ Trung Quốc về trồng; Tạp giao (Dendrocalamus latiflorus x Bambusa pervariabilis) cũng là những loài tre được nhập từ Trung Quốc nhưng ít nơi trồng; Lục trúc (Bambusa oldhamii Munro) được nhập về trồng từ Đài Loan, nhưng ít được ưa chuộng vì năng suất thấp; Mạnh tông (Dendrocalamus asper Schultes f.) Backer ex Heyne) là loài tre phát triển mạnh ở miền Nam trước ngày giải phóng, hiện nay ít nơi trồng để lấy măng. Loài tre này cũng được trồng ở Quỳnh Phụ (Thái Bình) để chắn sóng bảo vệ đê điều. - Đề tài đã nêu rõ hiện trạng tình tình hình gây trồng tre lấy măng ở nước ta qua kết quả khảo sát ở 23 tỉnh trên toàn quốc để phục vụ cho công tác quản lý nhà nước về phát triển tre lấy măng ở nước ta: o Tre nhập nội lấy măng có nguy cơ phát triển quá mức. Hiện nay ở hầu hết các tỉnh đều có các mô hình trồng tre, chủ yếu là tre Điềm trúc, do các dự án, các chương trình của Nhà nước, các tổ chức trong nước, quốc tế và tư nhân đầu tư. Diện tích trồng chủ yếu có quy mô nhỏ, phân tán. Tổng diện tích trồng tre măng đang được mở rộng hàng năm. o Nhiều nơi ở nông thôn, nhất là nông thôn miền núi, việc trồng tre lấy măng đã tạo thêm công ăn việc làm và tăng thu nhập. Hiệu quả kinh tế ở nhiều mô hình tương đối cao, nhưng chủ yếu do việc sản xuất giống mang lạị. Hiện nay trên cả nước có rất ít cơ sở chế biến măng. Nhu cầu về cơ sở chế biến măng, kể cả quy mô vừa và nhỏ đang trở lên cấp bách. - Đề tài đã tổng hợp được một số kỹ thuật gây trồng cho các loài: Điềm trúc, Mạnh tông, Tạp giao, Lục trúc và thu thập một số kinh nghiệm của nhân dân trong các địa điểm khảo sát để cung cấp thông tin cho người sản xuất. - Đề tài đã giới thiệu một công dụng của tre nhập nội lấy măng như Mạnh tông, Điềm trúc có thể trồng ở những vùng ngập lũ để chắn sóng, góp phần bảo vệ đê điều, khai thác tận dụng măng để tăng thêm thu nhập cho những người làm công tác quản lý, bảo vệ đê điều. - Ngoài sản phẩm măng, hàng năm còn một lượng thân cây tre già cần phải sử dụng có hiệu quả: làm nguyên liệu giấy sợi, hàng thủ công mỹ nghệ, ván nhân tạo,… Như vậy các địa phương có thể nghiên cứu đầu tư công nghệ chế biến và phát triển ngành nghề nông thôn. - Đề tài có hai bài viết "Vài nét về hiện trạng tre nhập nội lấy măng" đăng tại Bản tin LSNG thuộc Dự án LSNG, năm 2004 và "Gây trồng và kinh doanh tre nhập nội lấy măng ở Việt Nam". Tài liệu cho Hội nghị khoa học công nghệ lâm nghiệp 20 năm đổi mới (1986-2005), năm 2005. |
Development | Đề tài đã tổng hợp được một số kỹ thuật gây trồng cho các loài: Điềm trúc, Mạnh tông, Tạp giao, Lục trúc và thu thập một số kinh nghiệm của nhân dân trong các địa điểm khảo sát để cung cấp thông tin cho người sản xuất. - Đề tài đã giới thiệu một công dụng của tre nhập nội lấy măng như Mạnh tông, Điềm trúc có thể trồng ở những vùng ngập lũ để chắn sóng, góp phần bảo vệ đê điều, khai thác tận dụng măng để tăng thêm thu nhập cho những người làm công tác quản lý, bảo vệ đê điều. - Ngoài sản phẩm măng, hàng năm còn một lượng thân cây tre già cần phải sử dụng có hiệu quả: làm nguyên liệu giấy sợi, hàng thủ công mỹ nghệ, ván nhân tạo,… Như vậy các địa phương có thể nghiên cứu đầu tư công nghệ chế biến và phát triển ngành nghề nông thôn. |
Range | Trên toàn quốc |
Nghiên cứu đánh giá tình hình gây trồng các loài tre nhập nội lấy măng
April 20, 2020 by