Nghiên cứu đánh giá thực trạng và phát triển bền vững cây Dó trầm (Aquilarria spp)

CodeVI24_278
CategoryDó trầm
LocationNam Trung Bộ, Tây Nguyên
FieldTrồng rừng
TopicNghiên cứu đánh giá thực trạng và phát triển bền vững cây Dó trầm (Aquilarria spp)
LevelCấp Bộ
Target- Khảo sát đánh giá các mô hình trồng rừng cây Dó trầm ở một số vùng trọng điểm Bắc Trung Bộ, Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Tây Nam Bộ - Xác định được điều kiện lập địa gây trồng thích hợp để chuẩn bị cho khảo nghiệm và trồng rừng mô hình - Đang thực hiện đ
Start Date1/1/2007
End Date12/31/2010
Detail- Khảo sát đánh giá các mô hình trồng rừng cây Dó trầm ở một số vùng trọng điểm Bắc Trung Bộ, Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Tây Nam Bộ - Xác định được điều kiện lập địa gây trồng thích hợp để chuẩn bị cho khảo nghiệm và trồng rừng mô hình - Đang thực hiện đ
Method
ChairmanTS. Nguyễn Huy Sơn
UnitTT Lâm đặc sản
ResultKết quả đạt được: Năm 2007 là năm đầu của đề tài kết quả thực hiện trong năm này là: 1. Đã điều tra đánh giá các mô hình trồng rừng cây Dó trầm ở các vùng trọng điểm như Bắc Trung Bộ, Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, và Tây Nam Bộ, kết quả điều tra của các chỉ tiêu sinh trưởng được đưa ra ở Bảng 01. Nhìn chung cây Dó bầu sinh trưởng tốt trên nhiều loại đất và các dạng địa hình khác nhau. Các chỉ tiêu thống kê như hệ số biến động (S%) và phạm vi biến động (R) của các chỉ tiêu sinh trưởng trong lâm phần tương đối lớn như: - Sau 11 năm gây trồng thuần loài: + S% ở vị trí D1.3 là 21,5%, của Hvn là 18,9%. R ở vị trí D1.3 là 18,5cm, của Hvn là 6,6m - Sau 8 năm gây trồng thuần loài: + S% ở vị trí D1.3 là 24,1%, của Hvn là 10,4%. R ở vị trí D1.3 là 18,0cm, của Hvn là 3,8m - Sau 4 năm trồng hỗn giao Dó trầm xen Keo theo hàng tại Trung tâm Khoa học sản xuất Lâm nghiệp vùng Bắc Trung Bộ - Đông Hà - Quảng Trị: + S% ở vị trí D1.3 là 22,3%, của Hvn là 16,6%. R ở vị trí D1.3 là 4,5cm, của Hvn là 2,8m Các chỉ tiêu trên cho thấy chênh lệch giữa cây có đường kính lớn nhất với cây có đường kính nhỏ nhất là tương đối lớn, chênh lệch giữa cây có chiều cao vút ngọn lớn nhất với cây có chiều cao vút ngọn nhỏ nhất cũng lớn. Mật độ trồng thường từ 800-2000 cây/ha có thể trồng thuần loài hoặc hỗn loài với các loài cây lá rộng khác như Keo lá tràm, hoặc làm giầu rừng trong rừng thứ sinh nghèo kiệt. 2. Kết quả điều tra đánh giá khả năng tạo trầm và tổng kết kinh nghiệm tạo trầm trong nhân dân tại Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Nam, Kon Tum, An Giang, Kiên Giang và Bình Phước cho thấy: - Hiện có nhiều biện pháp kỹ thuật tạo Trầm khác nhau bao gồm: + Chế phẩm sinh học. + Hoá học. + Cơ học. Trong đó biện pháp cơ học thường được kết hợp với biện pháp hoá học hoặc sinh học như : biện pháp của ông Huỳnh Trìu xã Sơn Giang - huyện Phước Long – tỉnh Bình Phước tác động cơ học (đóng đinh) kết hợp với hoá chất (HNO3). - Nhìn chung các biện pháp này được các chủ doanh nghiệp và các cá nhân giữ bí mật chưa công bố kết quả cũng như chưa đăng ký bản quyền sáng chế (kết quả đang chờ phân tích mẫu). 3. Đã điều tra phân loại thực vật xác đinh các loài/giống Dó trầm hiện có và các loài/giống có khả năng tạo trầm cao ở Việt Nam và đối chiếu với các loài được gây trồng trong sản xuất ở 7 tỉnh: Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Nam, Kon Tum, An Giang và Kiên Giang. Kết quả đã phát hiện 6 loài thuộc 3 chi của họ Trầm hương (Thymeleaceae) có khả năng tạo thành trầm hương trong cơ thể của chúng. Các chi và loài đó là: Chi Dó bụi (Gyrinops Gaertn) Việt Nam có 1 loài, chi Dó leo (Linostoma Wallich ex Endlicher) Việt Nam có 1 loài, chi Dó trầm (Aquilaria Lamk) Việt Nam có 4 loài. Nhưng, loài được trồng phổ biến hiện này là Aquilarria crassna. 4. Bước đầu tiến hành nghiên cứu bổ sung một số phương pháp nhân giống vô tính. - Nhân giống bằng hom ngọn cây Dó bầu ở tuổi 1 và 4-5 tuổi có khả năng ra rễ cao khi sử dụng thuốc dâm hom IBA với nồng độ 1-1,5%, tỷ lệ ra rễ sau 4 tháng đạt ≥ 50%. - Nhân giống bằng nuôi cấy mô với các môi trường ở các giai đoạn sinh trưởng khác nhau (môi trường tạo chồi: ½ MS; môi trường nhân nhanh chồi: MTBS + 0,1mg/l BAP; môi trường ra rễ: ½ WPM + 0,1 mg/l BAP + 0,5 mg/l IBA; giá thể ra cây: đất và xơ dừa 3:1) kết quả đạt tỷ lệ ra cây có nguồn gốc từ mô đạt khoảng 45%. 5. Đã thu thập tài liệu, dự báo thị trường về trầm khúc, trầm mảnh, trầm vụn, tinh dầu trầm trong nước và khu vực như: - Theo thông tin thị trường qua mạng, Nhật Bản và Đài Loan là hai nước nhập khẩu chính mặt hàng trầm khúc, trầm mảnh và trầm vụn của Việt Nam cụ thể: giai đoạn 8 năm 1991-1998 Việt Nam xuất khẩu sang Nhật Bản là 128.661 kg, giai đoạn 11 năm 1993- 2003 Việt Nam xuất khẩu sang Đài Loan là 1.108.794 kg. - Mặt hàng Nhang trầm nằm trong nhóm Nhang nói chung, giai đoạn 5 năm 2002 – 2006 Việt Nam đã xuất khẩu sang 17 nước, trong đó: cao nhất sang Malaysia với số lượng 5.114.000kg đạt giá trị 2.697.000USD. - Mặt hàng tinh dầu trầm HS code: 33012999 là một mặt hàng trong nhóm hàng có mã số 330129 giai đoạn 5 năm (2002-2006) có 22 nước trên thế giới nhập khẩu tinh dầu trong nhóm hàng 330129 của Việt Nam với khối lượng 1.939.000 kg đạt giá trị 16.576.000 USD. Hiện nay Doanh nghiệp tư nhân Hồng Ngọc - huyện Núi Thành - tỉnh Quảng Nam mỗi tháng chưng cất được khoảng 3 lít tinh dầu, giá bán giao động trong khoảng 5.000 – 10.000 USD/lít, thị trường tiêu thụ vẫn được giữ kín, cuối năm 2007 doanh nghiệp đã mua 1050 cây dó trầm 8 tuổi của các hộ gia đình thuộc Công ty Cao su Hà Tĩnh với đơn giá 10.000đ/kg tươi, số cây này đã được doanh nghiệp tác động tạo trầm khoảng 2 năm. Ngoài ra, Công ty Huy Hoàng ở huyện Núi Thành - tỉnh Quảng Nam trước đây có 26 nồi chưng cất tinh dầu nay không hoạt động do nhiều nguyên nhân trong đó có nguyên nhân ô nhiễm môi trường xung quanh. Hộ ông Thọ Nga ở huyện Hương Khê - Hà Tĩnh hiện có 12 nồi chưng cất tinh dầu trầm hiện đã chưng cất được 0,7 lít, tiêu thụ tinh dầu thông qua Doanh nghiệp tư nhân Hồng Ngọc. Nhìn chung thị trường chưa rõ ràng.
Development
RangeHà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Nam, Kon Tum, An Giang và Kiên Giang
[logo-slider]