Nghiên cứu công nghệ sản xuất chế phẩm vi sinh hỗn hợp dạng viên nén dạng nang cho bạch đàn, thông và phi lao trên các lập địa thoái hoá, nghèo chất dinh dưỡng

CodeVI24_302
CategoryBạch đàn, thông và phi lao, chế phẩm
LocationToàn Quốc
FieldCông nghệ sinh học
TopicNghiên cứu công nghệ sản xuất chế phẩm vi sinh hỗn hợp dạng viên nén dạng nang cho bạch đàn, thông và phi lao trên các lập địa thoái hoá, nghèo chất dinh dưỡng
LevelCấp Bộ
Target- Sản xuất và ứng dụng thành công chế phẩm vi sinh vật hỗn hợp dạng viên nén nhằm tăng sinh trưởng và hạn chế bệnh vùng rễ của cây bạch đàn và thông. - Sưu tập và lưu giữ tập đoàn nấm ngoại cộng sinh, vi sinh vật phân giải lân và vi sinh vật đối kháng với
Start Date1/1/2006
End Date12/31/2010
Detail- Sản xuất và ứng dụng thành công chế phẩm vi sinh vật hỗn hợp dạng viên nén nhằm tăng sinh trưởng và hạn chế bệnh vùng rễ của cây bạch đàn và thông. - Nghiên cứu phân lập mới và tuyển chọn định danh nguồn vi sinh vật để sản xuất chế phẩm vi sinh hỗn hợp
MethodPhân lập và tuyển chọn các chủng vi sinh vật. - Nghiên cứu khả năng tập hợp chủng. - Nghiên cứu nhân sinh khối cá chủng vi sinh vật và phương pháp làm khô bào tử nấm. - Xây dựng quy trình công nghệ
ChairmanTS. Phạm Quang Thu
UnitPhòng BVTVR
ResultSản xuất và ứng dụng thành công chế phẩm vi sinh vật hỗn hợp dạng viên nén nhằm tăng sinh trưởng và hạn chế bệnh vùng rễ của cây bạch đàn và thông. - Nghiên cứu phân lập mới và tuyển chọn định danh nguồn vi sinh vật để sản xuất chế phẩm vi sinh hỗn hợp phục vụ chăm sóc cây trồng bạch đàn và thông. - Nghiên cứu khả năng tập hợp của chủng, mật độ tế bào của các vi sinh vật. - Nghiên cứu về hoạt tính sinh học và tác động của chế phẩm đối với cây trồng thông và bạch đàn. - Nghiên cứu nhân sinh khối các chủng vi sinh vật, thu hái, sơ chế và làm khô bảo tử nấm cộng sinh pisolithus tinctorius. - Xây dựng quy trình công nghệ và sản xuất chế phẩm hỗn hợp phục vụ trồng và chăm sóc cây thông bạch đàn. - nghiên cứu bảo quản chế phẩm. - Xây dựng mô hình sử dụng hiệu quả chế phẩm và đnáh gí hiệu lực của chế phẩm. - Xây dựng quy trình sử dụng chế phẩm hỗn hợp phục vụ trồng và chăm sóc cây.
DevelopmentPhân lập, tuyển chọn và định danh các chủng vi sinh vật có hiệu lực: - Phân lập được 5 chủng nấm cộng sinh với cây thông và 5 chủng nấm cộng sinh với cây bạch đàn - Phân lập được 15 chủng vi sinh vật phân gải lân - Phân lập được 10 chủng vi sinh vật đối kháng nấm gây bệnh thối cổ rễ thông Fusarium oxysporum và phân lập được 10 chủng vi khuẩn đối kháng với nấm gây bệnh cháy lá bạch đàn Cylindrocladium quinqueseptatum và nấm gây bệnh đốm lá, khô ngọn Cryptosporiopsis eucalypti. - Định danh nấm cộng sinh với bạch đàn và thông là Pisolithus tinctorius, Scleroderma bovista. Chủng vi khuẩn đối kháng với nấm gây bệnh thối cổ rễ thông Fusarium oxysporum và chủng vi khuẩn đối kháng với nấm gây bệnh cháy lá bạch đàn Cylindrocladium quinqueseptatum và nấm gây bệnh đốm lá, khô ngọn Cryptosporiopsis eucalypti được xác định là Bacillus subtilis. Chủng vi sinh vật phân giải lân được xác định là Burkholderia cenocepacia, và Burkholderia tropica/. + Mật độ tế bào hữu hiệu của các chủng vi sinh vật phân giải lân và vi sinh vật đối kháng không giảm khi phối trộn cùng 1 chế phẩm. + Nhân sinh khối các chủng vi khuẩn đối kháng với nấm gây bệnh trên môi trường PD broth và các chủng vi sinh vật phân giải lân hiện trên môi trường Pikovskaya. + Viên nén được sản xuất trên máy dập viên MH 150, loại viên nén cho cây thông gồm các thành phần sau: bào tử nấm cộng sinh 1 x 105 bt/g, vi khuẩn phân giải lân 1 x 107 CFU/g, vi khuẩn đối kháng với nấm Fusarium oxysporum 1 x 107 CFU/g; loại viên nén cho cây bạch đàn gồm các thành phần sau: bào tử nấm cộng sinh 1 x 105 bt/g, vi khuẩn phân giải lân 1 x 107 CFU/g, vi khuẩn đối kháng với nấm Fusarium oxysporum 1 x 107 CFU/g, vi khuẩn đối kháng với nấm Cylindrocladium quiqueseptatum và Cryptosporiopsis eucalypti. + Chế phẩm là viên nén đang được thí nghiệm với cây trồng thông và và bạch đàn đối với cây con ở vườn ươm. + Thời gian bảo quản chế phẩm đang được xác định.
Range
[logo-slider]