Nghiên cứu chuyển đổi rừng thông tự nhiên thuần loài kém hiệu quả thành rừng hỗn giao đa loài ở Nam Tây Nguyên.

CodeVI24_297
CategoryThông
LocationTây Nguyên
FieldTrồng rừng
TopicNghiên cứu chuyển đổi rừng thông tự nhiên thuần loài kém hiệu quả thành rừng hỗn giao đa loài ở Nam Tây Nguyên.
LevelCấp Cơ sở
TargetXác định các giải pháp kỹ thuật chuyển đổi rừng thông ba lá nghèo kiệt thành rừng hỗn giao đa loài ở Nam Tây Nguyên; - xây dựng 30ha mô hình chuyển đổi - xây dựng kỹ thuật chuyển đổi - Xây dựng được hướng dẫn kỹ thuật chuyển hóa rừng thông ba lá tự nhiên
Start Date1/1/2007
End Date12/31/2011
Detail1. Nghiên cứu mối quan hệ giữa thông bá lá tự nhiên với các loài cây lá rộng khác: - Điều tra đánh giá thành phần loài, mật độ, sinh trưởng; -Điều tra xác định diện tích, trạng thái rừng thông ba lá nghèo kiệt ở Nam Tây Nguyên; - Phân loại các trạng thái
Method
ChairmanThs. Trần Văn Tiến
UnitTT Lâm đồng
ResultDự kiến kết quả đạt được: 1. Đặc điểm quần thể cây lá rộng và một số loài cây gỗ chính phát triển dưới tán rừng thông; các mối tương quan giữa mật độ và sinh trưởng của một số loài cây gỗ chủ yếu; 2. Trạng thái rừng thông ba lá nghèo kiệt ở Nam Tây Nguyên; 3. Mô hình làm giàu rừng thông ba lá nghèo kiệt ở Nam tây Nguyên;
DevelopmentMột số kết quả nổi bật của đề tài năm 2007-2008: Rừng thông ba lá (Pinus kesiya) tự nhiên ở Nam Tây Nguyên có diện tích khoảng 127.000 ha, phân bố từ độ cao 800 - 1800 m, chủ yếu tập trung ở TP. Đà Lạt và các huyện Lạc Dương, Đơn Dương, Đức Trọng, Lâm Hà, Di Linh, Bảo Lâm. Trong đó, rừng thông thành thục có mật độ thưa (< 200 cây/ha) khoảng 52.705 ha; rừng thông thành thục có mật độ trung bình (200-300 cây/ha) khoảng 14.400 ha; rừng thông nghèo kiệt (≤ 80 cây/ha) khoảng 16.390 ha; Rừng thông nghèo kiệt hỗn giao lá rộng với lá Kim khoảng 1.054 ha. Qua kết quả điều tra, có khoảng 30 loài cây thân gỗ lá rộng sinh trưởng và phát triển hỗn giao với thông ba lá. Tuy nhiên, tuỳ theo các vùng khác nhau, mật độ của thông ba lá khác nhau thì thành phần loài cũng như mật độ, số lượng và sinh trưởng của chúng khác nhau. 1. Đai độ cao 800-900 m Ở đai độ cao từ 800–9000 m có khoảng 20 loài thân gỗ tồn tại và phát triển. Tuy nhiên sự tồn tại và phát triển phụ thuộc vào mật độ của thông ba lá. Với mật độ thông ba lá từ 300–350 cây/ha có khoảng 5 – 8 loài và số lượng 380–400 cá thể/ha. Các loài ở đây chủ yếu là những loài cây tiên phong, có chiều cao tối đa là 2,0 m như: Thầu táu (Aporosa serrata) chiếm khoảng 80,5%. Ở mật độ của thông ba lá 150-200 cây/ha thì số lượng loài cũng như số lượng cá thể tăng lên đáng kể, có khoảng 20 loài với số lượng từ 900-1000 cây/ha. Trong đó số lượng loài cây thân gỗ, có kích thước nhỏ chiếm 60%. Số lượng cá thể của các loài cây tiên phong có kích thước nhỏ giảm dần khi mật độ của thông ba lá giảm dần, như: Thầu táu (Aporosa serrata) chiếm khoảng 4,1% (mật độ thông ba la 150-200 cây/ha), trong khi đó ở mật độ của thông ba lá từ 300-350 cây/ha chiếm 80,5%. Các loài cây có kích thước lớn tuy chỉ chiếm 40% về số lượng loài nhưng số lượng cá thể lại tăng lên. Trong đó chiếm một tỷ lệ lớn về số lượng tập trung ở 3 loài: Dầu trà beng (Dipterocarpus obtusifolius) 10,74%, Bưởi bung (Macclurodendron oligophlebia) 11,57%, Chơn trà (Eurya harmandii) 14,5%. Sinh trưởng về chiều cao ở 3 loài ưu thế trên có sự khác nhau ở các loài khác nhau. Số lượng cá thể có chiều cao H = 4-5 m ở Dầu trà beng (Dipterocarpus obtusifolius) 38,5%, ở chơn trà (Eurya harmandii) 29,41% và ở bưởi bung (Macclurodendron oligophlebia) 7,14%. 2. Đai độ cao 900-1300 m Ở đai độ cao từ 900-1300 m thì số lượng loài giảm dần, có khoảng 10-15 loài với số lượng cá thể từ 400-500 cây/ha tồn tại và phát triển.Tuy nhiên các loài thân gỗ có kích thước lớn ở đây đa dạng hơn, chiếm 93%. Ở mật độ của thông ba lá từ 80-100 cây/ha có 2 loài tồn tại và phát triển tốt: Hồng quang (Rhodoleia championii) chiếm khoảng 20,75%, Chò xót (Schima wallichiana) 20,75%. Loài có số lượng cá thể ít nhất Huân lang Lào (Wendlandia laotica) chiếm 1,9%. Ở mật độ thông ba lá 200-300, số lượng loài cây lá rộng khoảng 5-10, số lượng cá thể thân gỗ lá rộng từ 300-400 cây/ha, trong đó số lượng loài thân gỗ có kích thước lớn chiếm 35%. Ưu thế về số lượng cá thể vẫn tập trung ở 2 loài là: Dầu trà beng (Dipterocarpus obtusifolius) chiếm 10%, Hồng quang và Chò xót giảm dần chỉ còn lần lượt 10 và 15%. Trong khi đó số lượng cá thể của loài Huân lang lào (Wendlandia laotica) chiếm 70%. Sinh trưởng về chiều cao của 2 loài chiếm ưu thế ở mật độ thông ba lá từ 80-100 cây/ha H = 15-20 m Hồng quang 72,72% và Chò sót 81,81%. 3. Ở đai độ cao 1300-1800m Ở đai độ cao 1300-1800m số lượng loài cây lá rộng giảm dần, khoảng 5-12 loài tồn tại và phát triển. Với mật độ của thông ba lá từ 200-250 cây/ha thì có khoảng 5-8 loài cây lá rộng thân gỗ với số lượng cá thể 550-600 cây/ha, trong đó Cadixoan (Lyonia ovalifolia) chiếm 31,51% và sồi lông (Quercus lantana) 19,8%. Chiều cao H= 5-10 m của Sồi lông và Cadixoan (Lyonia ovalifolia) chiếm lần lượt là 70% và 36,84%. Ở mật độ thông ba lá 120-150 cây/ha thì có khoảng 8-10 loài và số lượng cá thể 500-550 cây/ha, trong đó hai loài Quắn hoa (Helicia exelsa) và sồi lông (Quercus lantana) chiếm ưu thế với tỉ lệ là 18,18% và 28,79%, cadixoan (Lyonia ovalifolia) giảm xuống chỉ còn 15,15%. Ở mật độ thông ba lá 80-100 cây/ha thì có khoảng 10-12 loài với số lượng cá thể lên đến 2000 cây/ha, ở đây có 3 loài chiếm ưu thế: Quắn hoa (Helicia excelsa) số lượng cá thể 27,64%, chiều cao H = 5-8 m chiếm 54,41%; Dẻ lông (Quercus lantana) số lượng cá thể 15,45%, chiều cao H = 5-9 m chiếm 68,42%; Dẻ trắng (Lithocarpus dealbatus) số lượng cá thể 15,45% và chiều cao H = 5-9 m chiếm 84,21%. Qua kết quả điều tra nghiên cứu, diện tích rừng thông 3 lá ở Lâm Đồng có khoảng127.000 ha.Trong đó, rừng thông thành thục có mật độ thưa (< 200 cây/ha) khoảng 52.705 ha; rừng thông thành thục có mật độ trung bình (200-300 cây/ha) khoảng 14.400 ha; rừng thông nghèo kiệt (≤ 80 cây/ha) khoảng 16.390 ha; Rừng thông nghèo kiệt hỗn giao lá rộng với lá Kim khoảng 1.054 ha. Có khoảng 30 loài cây lá rộng khác có khả năng hỗn giao, sinh trưởng và phát triển với cùng với thông ba lá. Số lượng loài càng giảm dần khi độ cao tăng lên. Mật độ của thông ba lá £ 250 cây/ha thì số lượng cũng như loài cũng như số lượng cá thể của các loài cây lá rộng thân gỗ có kích thước lớn tăng lên. Ngoài ra sinh trưởng về chiều cao của các loài ưu thế trên cũng tăng lên đáng kể khi mật độ thông ba lá giảm dần. Do đó mật độ của thông ba lá lá £ 250 cây/ha tiến hành nghiên cứu
RangeNam Tây Nguyên
[logo-slider]