Nghiên cứu chọn tạo giống có năng xuất và chất lượng cao cho một số loài cây trồng rừng chủ yếu(Đề tài thuộc chương trình Giống giai đoạn I)

CodeVI24_163
CategoryGiống
LocationToàn Quốc
FieldGiông cây rừng
TopicNghiên cứu chọn tạo giống có năng xuất và chất lượng cao cho một số loài cây trồng rừng chủ yếu(Đề tài thuộc chương trình Giống giai đoạn I)
LevelO2
Target1. Xác định được tập đoàn giống thích hợp của các loài cây nghiên cứu cho một số vùng sinh thái. 2. Chọn tạo được một số giống mới có năng suất và/hoặc chất lượng cao hơn giống đang dùng trong sản xuất từ 20-30% cho một số loài cây trồng rừng chủ yếu. 3.
Start Date1/6/2000
End Date12/31/2005
DetailCác công việc được đặt ra khi xây dựng đề cương là: 1. Xây dựng vườn tập hợp tập đoàn giống công tác (1-2 vườn/loài, mỗi vườn 70-100 cây trội) cho Keo tai tượng, Keo lá tràm, Bạch đàn urô, Bạch đàn trắng camal và Thông ba lá. 2. Xây dựng vườn giống hữu tí
Method
ChairmanTS.Hà Huy Thịnh
UnitTT Giống
ResultNhững kết quả nghiên cứu chính của đề tài . 2.1. Kết quả nghiên cứu chọn lọc giống mới. Ngoài việc triển khai các nội dung nghiên cứu mang tính cơ bản như ứng dụng các tiến bộ kĩ thuật trong công nghệ sinh học và di truyền phân tử vào chọn tạo giống cây rừng, tạo đa bội và lai giống nhân tạo, xác định phương pháp và phương thức chọn giống theo mục đích sử dụng và chất lượng gỗ…, các hoạt động nghiên cứu mang tính ứng dụng và có thể chuyển giao ngay cho thực tiễn sản xuất cũng là một trong những nội dung quan trọng của đề tài. Kế thừa những kết quả của giai đoạn trước kết hợp với việc tiếp tục khảo nghiệm mở rộng đề tài đã chọn tạo và công nhận được 11 giống mới có năng suất cao và thích ứng với các vùng sinh thái để bổ sung vào tập đoàn giống đã được công nhận đang dùng trong sản xuất, cụ thể là: • Đối với Keo lai tự nhiên: 1 Giống Quốc gia (dòng BV 33) và 3 Giống TBKT là các dòng: BV71; BV73; BV 75. • Đối với Keo lá tràm: 4 Giống TBKT là các dòng: BVlt 25; BVlt 83; BVlt 84; BVlt 85. • 3 giống TBKT cho Keo lai tự nhiên: TB1, TB7 và TB11 cho vùng Bầu Bàng, Bình Dương và những nơi có điều kiện tương tự (Phối hợp với Trung tâm KHSXLN vùng Đông Nam Bộ) 2.2. Kết quả khảo nghiệm giống, xây dựng vườn giống. Đề tài đã xây dựng được 80 ha khảo nghiệm giống cho các loài cây nghiên cứu ở các vùng sinh thái chính của nước ta, bao gồm: • Khảo nghiệm hậu thế kết hợp làm vườn giống: 33,5 ha, • Khảo nghiệm dòng vô tính : 30,5 ha • Khảo nghiệm tăng thu di truyền: 16,0 ha. Những diện tích này không những sẽ được sử dụng để sản xuất các giống tốt, có chất lượng cao cho các kế hoạch trồng rừng trong tương lai (thay thế cho các giống trước đây cần phải nhập) mà còn là tập đoàn giống công tác rất có giá trị cho các chương trình chọn tạo giống tiếp theo. 2.3. Kết quả nghiên cứu về nhân giống. Đã nghiên cứu nhân giống thành công bằng nuôi cấy mô và giâm hom cho các dòng Keo lai mới được chọn lọc BV71, BV73 và BV75; các dòng Keo lá tràm BVlt25, BVlt83, BVlt84, BVlt85. Bên cạnh đó đã nhân giống hom thành công bằng giâm hom cho Bạch đàn pellita, Thông caribê và Keo crassicarpa. 2.4. Nghiên cứu về di truyền phân tử. Đã ứng dụng thành công chỉ thị phân tử và Isozyme trong đánh giá mức độ đa dạng di truyền và xác định tỷ lệ thụ phấn chéo của hạt giống thu hái từ các rừng giống, vườn giống của Keo tai tượng, Keo lá tràm và Bạch đàn uro. Kết quả khảo nghiệm trên hiện trường cho thấy các rừng giống, vườn giống có mức độ đa dạng di truyền và tỷ lệ thụ phấn chéo cao có hậu thế sinh trưởng tốt hơn rõ rệt so với các vườn giống có mức độ đa dạng di truyền và tỷ lệ thụ phấn chéo thấp. Ngoài ra, trong giai đoạn 2001-2005 đề tài cũng đã tiến hành sử dụng DNA fingerprinting để phân biệt sự khác nhau về mặt di truyền của các dòng Keo lai, Keo lá tràm bằng các chỉ thị vi vệ tinh (microsatellite). Bên cạnh đó đề tài cũng tiến hành nghiên cứu lập bản đồ di truyền các nhóm liên kết của một số tính trạng có giá trị kinh tế cho Bạch đàn urô phục vụ công tác chọn lọc giống sớm. 2.5. Các nghiên cứu về tính chất gỗ. Song song với việc nghiên cứu chọn tạo giống theo mục tiêu sinh trưởng, đề tài cũng đã tiến hành nghiên cứu chọn lọc các giống mới theo chỉ tiêu chất lượng gỗ. Với mục tiêu này, trong giai đoạn vừa qua đề tài đã xác định tính chất cơ lý gỗ cho các dòng Keo lá tràm đã được công nhận là giống tiến bộ kỹ thuật và 10 dòng có sinh trưởng tốt nhất tại Đông Nam Bộ của Keo lá tràm; đánh giá tỷ trọng gỗ cho 100 gia đình Keo lá tràm, 100 gia đình Bạch đàn urô, 20 dòng Bạch đàn camal và 30 gia đình Bạch đàn pellita có sinh trưởng tốt trong các khảo nghiệm hậu thế và khoả nghiệm dòng vô tính. 2.5. Các nghiên cứu đang triển khai và các giống có triển vọng mang tính chuyển tiếp của đề tài. Ngoài các kết quả trình bày trong báo cáo khoa học của đề tài, một số nội dung nghiên cứu khác mang tính tạo lập tiền đề và nền tảng cho các nghiên cứu cải thiện giống ở cấp độ cao hơn trong tương lai cũng đã được thực hiện thông qua việc phối hợp và/hoặc lồng ghép với các đề tài và dự án khác, chủ yếu là các dự án hợp tác quốc tế. Cụ thể là: 1. Tiến hành dẫn giống các cây cá thể ưu tú nhất (có giá trị chọn giống cao về các tính trạng cần cải thiện tại nhiều địa điểm khảo nghiệm khác nhau) để thiết lập quần thể chọn giống hạt nhân phục vụ cho các mục đích nghiên cứu khác nhau 2. Thiết lập các khảo nghiệm dòng vô tính các con lai đã được lập bản đồ các nhóm liên kết di truyền (genetic linkage mapping) của Keo tai tượng tại 2 hiện trường để xác định kiểu biểu hiện gene và mối quan hệ giữa các đặc tính số lượng quan trọng như sinh trưởng, tỷ trọng, khả năng chống chịu ... với các nhóm liên kết gene nhằm phục vụ cho các nghiên cứu chọn lọc sớm. 3. Thiết lập cơ sở dữ liệu về nguồn gốc và chất lượng di truyền của các nguồn hạt giống nghiên cứu của một số loài cây trồng rừng kinh tế chủ yếu làm cơ sở cho việc lựa chọn các vật liệu giống thích hợp để xây dưng quần thể chọn giống cho các vùng sinh thái khác nhau. 4. Đang thử nghiệm gây tạo đa bội bằng hóa chất (colchisine) cho các gia đình cây trội có giá trị chọn giống cao của Keo tai tượng và Keo lá tràm. 5. Đã thiết lập và đang triển khai các thí nghiệm xác định liều lượng, nồng độ và thời điểm xử lí với các loại hoá chất thích hợp nhằm kích thích ra hoa kết hạt sớm và nhiều cho các loài và giống Bạch đàn, Keo. Đã đạt được một số kết quả ban đầu rất khả quan đối với Bạch đàn urô. 6. Đã tạo được 80 tổ hợp lai định hướng (trong loài và khác loài cho Bạch đàn uro và Bạch đàn pellita) để xác định khả năng tổ hợp của các cây bố mẹ, giá trị chọn giống thực tế của từng gia đình cũng như mức độ phân ly và khả năng di truyền của các tính trạng nghiên cứu và tạo lập quần thể lai cho các nghiên cứu về di truyền phân tử. 7. Thông qua việc đánh giá các khảo nghiệm hậu thế, khảo nghiệm dòng vô tính đã chọn lọc được một số gia đình và dòng vô tính rất có triển vọng (chi tiết được trình bày trong báo cáo khoa học) của một số loài Keo và Bạch đàn. Đây là nguồn vật liệu có giá trị cần phải được tiếp tục đầu tư theo dõi và nghiên cứu đẻ xin công nhận giống phát triển vào sản xuất và/hoặc sử dụng như những vật liệu gốc cho xây dựng vườn giống và tiến hành các nghiên cứu chọ tạo giống tiếp theo. 8. Các vật liệu giống được đánh giá là có giá trị đều đã được dẫn giống và tập hợp bằng nhiều hình thức khác nhau: Tại hiện trường, clone bank tại vườn ươm, kho lạnh và trong phòng thí nghiệm... 2.7. Các hoạt động về chuyển giao kỹ thuật, tập huấn. Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu trong giai đoạn 2001-2005 và các giai đoạn trước, kết hợp với nguồn vốn của dự án Giống và của các địa phương, Trung tâm đã tiến hành chuyển giao kỹ thuật và giống gốc cho các cơ sở: Chuyển giao giống gốc và công nghệ nhân giống bằng phương pháp giâm hom cho 14 đơn vị: 1. Lâm trường Tam Sơn, Phú Thọ; 2. Lâm trường Lộc Bình, Lạng Sơn; 3. Trung tâm KHSX Lâm nghiệp Bắc Trung Bộ; 4. Trung tâm KHSXLN Đông Bắc Bộ; 5. Công ty Giống Lâm nghiệp Thanh Hoá; 6. Trung tâm Công nghệ Sinh học, Sở KHCN Hà Tĩnh; 7. Trung tâm Công nghệ sinh học, Sở KHCN Quảng Trị; 8. Công ty nguyên liệu giấy Sông Cầu, Bắc Cạn; 9. Trung tâm khuyến nông-khuyến lâm Thái Nguyên; 10. Lâm trường Đồng Hới, Quảng Bình; 11. Trung tâm KHSXL Lâm nghiệp vùng Tây Bắc, Sơn La; 12. Công ty Giống cây trồng Cao Bằng; 13. Dự án EU bao gồm 3 đơn vị là Lâm trường Con Cuông, Lâm trường Anh Sơn, Lâm trường Tương Dương, Nghệ An và 14. Vườn quốc gia Tam Đảo. Chuyển giao giống gốc và công nghệ nhân giống bằng mô cho 6 đơn vị: 1. Trung tâm thực nghiệm giống cây trồng Ngọc Lạc, Thanh Hoá; 2. Trung tâm Công nghệ Sinh học, Sở KHCN Hà Tĩnh; 3. Trung tâm Công nghệ sinh học, Sở KHCN Quảng Trị; 4. Trung tâm KHSX Lâm nghiệp Đông Nam Bộ; 5. Trung tâm Giống cây trồng Phú Yên; 6. Trường Trung cấp Kinh tế - kỹ thuật Nông-lâm nghiệp Tuyên Quang. 2.8. Hoạt động về Đào tạo cán bộ. Thông qua việc tham gia thực hiện đề tài, một số cộng tác viên đã và đang sử dụng các hiện trường và số liệu nghiên cứu thuộc lĩnh vực được đề tài phân công thực hiện để bảo vệ các luận án đào tạo sau đại học.
DevelopmentKết quả nghiên cứu chọn lọc giống mới. Ngoài việc triển khai các nội dung nghiên cứu mang tính cơ bản như ứng dụng các tiến bộ kĩ thuật trong công nghệ sinh học và di truyền phân tử vào chọn tạo giống cây rừng, tạo đa bội và lai giống nhân tạo, xác định phương pháp và phương thức chọn giống theo mục đích sử dụng và chất lượng gỗ…, các hoạt động nghiên cứu mang tính ứng dụng và có thể chuyển giao ngay cho thực tiễn sản xuất cũng là một trong những nội dung quan trọng của đề tài. Kế thừa những kết quả của giai đoạn trước kết hợp với việc tiếp tục khảo nghiệm mở rộng đề tài đã chọn tạo và công nhận được 11 giống mới có năng suất cao và thích ứng với các vùng sinh thái để bổ sung vào tập đoàn giống đã được công nhận đang dùng trong sản xuất, cụ thể là: • Đối với Keo lai tự nhiên: 1 Giống Quốc gia (dòng BV 33) và 3 Giống TBKT là các dòng: BV71; BV73; BV 75. • Đối với Keo lá tràm: 4 Giống TBKT là các dòng: BVlt 25; BVlt 83; BVlt 84; BVlt 85. • 3 giống TBKT cho Keo lai tự nhiên: TB1, TB7 và TB11 cho vùng Bầu Bàng, Bình Dương và những nơi có điều kiện tương tự (Phối hợp với Trung tâm KHSXLN vùng Đông Nam Bộ)
RangeTrên toàn quốc
[logo-slider]