Nghiên cứu chọn giống kháng bệnh có năng suất cao cho một số loài Bạch đàn và Keo

CodeVI24_150
CategoryBạch đàn, keo
LocationĐông Nam Bộ
FieldGiông cây rừng
TopicNghiên cứu chọn giống kháng bệnh có năng suất cao cho một số loài Bạch đàn và Keo
LevelCấp Bộ
Target1) Xác định các loài sinh vật gây bệnh nghiêm trọng với rừng trồng và vườn ươm bạch đàn và keo, (2) Chọn được một số dòng bạch đàn chống chịu bệnh có năng suất cao phục vụ trồng rừng và (3) chọn được một số dòng keo lai chống chịu bệnh có năng suất cao.
Start Date1/5/2001
End Date12/5/2005
Detail(1) Điều tra xác định các loài gây bệnh nghiêm trọng cho bạch đàn và keo, (2) Điều tra xác định các loài, xuất xứ bạch đàn có khả năng chống chịu bệnh cháy lá và một số bệnh nguy hiểm khác và điều tra bệnh phấn hồng ở keo (3) Tuyển chọn các cây kháng bệnh
MethodĐánh giá được một số dòng có khả năng sinh trưởng tốt và kháng bệnh trong điều kiện
ChairmanPGS.TS.Nguyễn Hoàng Nghĩa
UnitViện KHLN
ResultTừ trước tới nay các giống được chọn và công nhận theo sinh trưởng nên khi trồng ở diện rộng một số giống bị bệnh nặng. Nhu cầu chọn các giống chốnh chịu bệnh là rất cấp thiết đặc biệt là cho Bạch đàn và Keo vì đây là các loài được trồng rừng kinh tế chủ yếu. - Đã xác định được 22 loài sinh vật gây bệnh cho Bạch đàn và Keo trong đó có 4 loài nghuy hiểm cho Bạch đàn là (nấm Cylinđroclaium quinqueseptatum, Cryptosporiopsis eucalypti, Phaeophleospora destructans và khuẩn Ralstonia solanacearum) và 2 loài nguy hiểm cho Keo lai và Keo tai tượng (nấm Corticium salmonicolor và Botryosphaeria sp) - Tuyển chọn được 186 cây trội cho hai nhóm loài dẫn được 167 dòng về khảo nghiệm (133 dòng Bạch đàn và 9 dòng Keo tai tượng, 16 dòng Keo lá tràm 9 dòng Keo lai), đã xây dựng được 38 khảo nghiệm tại 12 địa điểm trên toàn quốc với tổng 41,5 ha - Đã chọn được 2 dòng Bạch đàn trắng E. camaldulensis là SM23 và SM 16 đã được công nhận là giống tiến bộ kỹ thuật (SM23 và SM16 năng xuất dự kiến đạt trên 20m3/ha/năm, mức độ chống chịu bênh cao), một dỏng của E. brassiana là SM7 và 1 dòng của E. camaldulensis là SM3 được đề nghị công nhận trong thời gian tới - Đã chọn được 2 dòng Keo lá tràm (năng xuất cao vượt trội đối chứng và không bị bệnh) và 2 dòng Keo lai (có sinh trưởng ngang các dòng đã được công nhận: BV10) để đề nghị công nhận là giống tiến bọ kỹ thuật - Đề nghị cho đề tài được tiếp tục trong giai đoạn 2006-2010 vì nhiều giống chống chịu bệnh có năng xuất đã được tuyển chọn cần tiếp tục nghiên cứu
DevelopmentKết quả đạt được: (1) Đã phát hiện được 16 loài sinh vật gây bệnh cho bạch đàn, trong đó nguy hại ở miền Bắc là khuẩn Ralstonia solanacearum, nấm gây bệnh là Cryptosporiopsis eucalypti và Phaeophleospora destructans; ở miền Trung và Đông Nam Bộ là Cylindrocladium quinqueseptatum, Cryptosporiopsis eucalypti và Phaeophleospora destructans. Đã phát hiện 15 loài sinh vật gây bệnh cho keo trong đó 2 loài nguy hiểm là nấm Lasiodiplodia theobromae gây loét thân ở phía Bắc và Tây Nguyên và Corticium salmonicolor gây bệnh phấn hồng ở miền Trung và Nam Bộ. (2) Xác định tính mẫn cảm với bệnh cháy lá của 23 xuất xứ của 9 loài bạch đàn và tìm thấy 6 loài có một số xuất xứ có khả năng chống chịu bệnh như của loài E. brassiana, E. tereticornis và E. urophylla. Tỷ lệ keo lai bị bệnh phấn hồng ở Đông Nam Bộ là cao, nhưng có một số dòng có sức chống chịu tốt là BV15, dòng 18, 4, 42, 43, 45, HPR, TB03 và TB05. (3) Đã tuyển chọn được 83 cây trội và dẫn dòng đưa vào khảo nghiệm 136 dòng bạch đàn; tuyển chọn và dẫn được 8 dòng keo lai, 9 dòng Keo tai tượng và 15 dòng Keo lá tràm đưa vào khảo nghiệm. (4) Đã xây dựng được vườn đầu dòng với 83 dòng ở Đông Nam Bộ và 8 dòng ở Viện (5) Đã xây dựng được 34,5 ha khảo nghiệm cho các dòng bạch đàn và keo, trong đó bạch đàn 17 ha, keo lai 9,5 ha, Keo tai tượng 3 ha và Keo lá tràm 4 ha. Đã được Bộ NN&PTNT công nhận 2 dòng bạch đàn là SM16 và SM23 là giống tiến bộ kỹ thuật cho vùng Đông Nam Bộ. (6) Đã xây dựng được 1 ha khảo nghiệm keo lai nhân tạo. Phạm vi ứng dụng: Các kết quả được áp dụng chủ yếu cho vùng Đông Nam Bộ Tiến bộ kỹ thuật được công nhận: 02 giống bạch đàn được Bộ công nhận năm 2005; - Ký hiệu: dòng SM16 - Loài: bạch đàn E. camaldulensis, - Chống chịu bệnh:.chỉ số bệnh 0,8 là mức nhẹ - Sinh trưởng:.ở tuổi 7 đạt tăng trưởng 35,4 m3/ha/năm ở Đồng Nai, trên khảo nghiệm rộng đạt trên dưới 20 m3/ha/năm ở Đồng Nai, Bình Dương và Bình Phước sau 3-4 năm. - Khả năng cung cấp giống: giống cung cấp cho trồng rừng bằng giâm hom. - Phạm vi: Đông Nam Bộ, Nam Trung Bộ - Ký hiệu: dòng SM23 - Loài: bạch đàn trắng E. camaldulensis, - Chống chịu bệnh:.chỉ số bệnh 0,1 là mức rất nhẹ. - Sinh trưởng:.ở tuổi 7 đạt tăng trưởng 33,1 m3/ha/năm ở Đồng Nai, trên khảo nghiệm rộng đạt trên dưới 20 m3/ha/năm ở Đồng Nai, Bình Dương và Bình Phước sau 3-4 năm. - Khả năng cung cấp giống: giống cung cấp cho trồng rừng bằng giâm hom. - Phạm vi: Đông Nam Bộ, Nam Trung Bộ
RangeVùng Đông Nam Bộ
[logo-slider]