Nghiên cứu bệnh sọc tím Luồng Thanh Hoá và thử nghiệm các biện pháp phòng trừ

CodeVI24_142
CategoryLuồng, Sâu bệnh
LocationBắc Trung Bộ
FieldBảo vệ thực vật rừng
TopicNghiên cứu bệnh sọc tím Luồng Thanh Hoá và thử nghiệm các biện pháp phòng trừ
LevelCấp Cơ sở
Target- Đã điều tra, xác định được sinh vật gây bệnh. - Xác định được tỷ lệ bị bệnh và đánh giá mức độ thiệt hại. - Đặc điểm sinh học và quá trình lây lan dịch bệnh.
Start Date1/1/2004
End Date1/1/2007
Detail- Đã điều tra xác định được sinh vật gây bệnh - Xác định đơc tỷ lệ bị bệnh và đánh giá mức độ thiệt hại - Đặc điểm sinh học và quá trình lây lan dịch bệnh
Method
ChairmanPGS.TS.Phạm Quang thu
UnitPhòng BVTVR
Result- Đã điều tra, xác định được sinh vật gây bệnh. - Xác định được tỷ lệ bị bệnh và đánh giá mức độ thiệt hại. - Đặc điểm sinh học và quá trình lây lan dịch bệnh.
DevelopmentXác định sinh vật gây bệnh sọc tím luồng ở Thanh Hoá - Nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái và ảnh hưởng của chúng đến sự phát triển của bệnh - Nghiên cứu đặc điểm sinh thái ảnh hưởng đến bệnh: điều kiện địa hình, hướng phơi, cường độ khai thác và loại hình rừng luồng - Nghiên cứu biện pháp phòng trừ bệnh sọc tím luồng Kết quả đạt được: - Nguyên nhân gây bệnh sọc tím luồng ở Thanh Hoá được xác định là loài nấm: Fusarium equiseti (Corda) Sacc.; họ: Tuberculariaceae, Tuberculariales; ngành phụ: Deuteromycotina - Bào tử vô tính của nấm bệnh có cả loại lớn và loại nhỏ, sợi nấm hình thành bào tử áo; bào tử vô tính của nấm bệnh nảy mầm được trong khoảng nhiệt độ thích hợp là 20 - 300C, nảy mầm tốt nhất ở nhiệt độ 250C; bào tử bắt đầu nảy mầm ở 5-8 giờ, trong điều kiện thuận lợi bào tử nảy mầm nhiều nhất ở 24 giờ đầu. Hệ sợi nấm sinh trưởng thích hợp trong khoảng nhiệt độ 20 - 300C, nhiệt độ 250C hệ sợi sinh trưởng, phát triển tốt nhất. - Các điều kiện sinh thái, cường độ khai thác, loại hình rừng có ảnh hưởng rõ rệt đến quá trình phát sinh, phát triển của bệnh. Bệnh phát triển mạnh ở chân đồi và sườn đồi ở độ cao dưới 500 m so với mực nước biển. Hướng phơi cũng ảnh hưởng đến tỷ lệ và mức độ bị bệnh, trị số nhỏ nhất ở hướng Đông và Tây. Khai thác từ 1/4 số lượng cây làm giảm được tỷ lệ bị bệnh và mức độ bị bệnh đối với bệnh sọc tím luồng. Khai thác liên tục 1/2 và 3/4 số cây trong bụi đã làm tăng tỷ lệ bị bệnh và mức độ bị bệnh. - Tỷ lệ bị bệnh bị bệnh sọc tím luồng ở Ngọc Lặc và Lang Chánh là khá cao. Măng thường bị bệnh ở mức trung bình và thân khí sinh bị bệnh ở mức độ nhẹ. Tại Ngọc Lặc rừng mới trồng bị bệnh nặng nhưng ở Lang Chánh rừng khai thác kiệt và rừng ở cấp tuổi lớn bị bệnh nặng hơn. - Thuốc score nồng độ 0.1% hoặc tilt 0.2% là loại thuốc có khả năng phòng trừ nấm bệnh tốt nhất. Đã phân lập và tuyển chọn được 5 chủng vi khuẩn có khả năng đối kháng với nấm gây bệnh sọc tím luồng. Chế phẩm VSL1 sử dụng các chủng này để hồ rễ cây con khi trồng cũng đạt hiệu quả. Dựa trên những kết quả nghiên cứu, hướng dẫn kỹ thuật phòng trừ bệnh sọc tím luồng đã được xây dựng.
RangeThanh Hoá
[logo-slider]