Bệnh héo Thông ba lá Pinus Kesiya ở Lâm Đồng, nguyên nhân và các giảI pháp phòng trừ

CodeVI24_24
CategoryThông
LocationTây Nguyên
FieldBảo vệ thực vật rừng
TopicBệnh héo Thông ba lá Pinus Kesiya ở Lâm Đồng, nguyên nhân và các giảI pháp phòng trừ
LevelCấp Bộ
TargetXác định nguyên nhân gây bệnh héo Thông 3 lá, véc tơ truyền bệnh. -Nghiên cứu cơ sở khoa học để giảm thiểu mức độ thiệt hại và lây lan của bệnh. -Đề xuất các giải pháp quản lý dịch hại.
Start Date1/6/2000
End Date12/31/2004
DetailĐiều tra xác định vùng bị nhiễm bệnh đối với Thông 3 lá ở Việt Nam, đặc biệt khu rừng đặc dụng tỉnh Lâm Đồng (kể cả rừng trồng và rừng tự nhiên). -Đánh giá mức độ bị thiệt hại và tình hình nhiễm bệnh tại các khu vực điều tra. -Nghiên cứu đặc điểm sinh học
Method1/ Điều tra đánh giá mức độ bị nhiễm bệnh đối với Thông 3 lá ở Việt Nam thông qua khả năng tiết nhưạ của cây qua các lỗ khoan có đường kính 1 cm, chiều sâu qua lớp vỏ ngoài của cây trên các ô tiêu chuẩn đIển hình kích thước 400m2 đại diện cho mỗi khu vực
ChairmanTS.Phạm Quang Thu
UnitPhòng BVTVR
ResultBáo cáo khoa học, -Mộu Thông bị hại. -Véc tơ truyền bệnh. -Tuyến trùng gây bệnh. - Đề tài đã xác định được nguyên nhân gây ra bệnh héo Thông ba lá, véctơ truyền bệnh - Đề ra được một số cơ sở khoa học để giảm thiểu mức độ thiệt hại và lây lan của bệnh - Đ
DevelopmentNguyên nhân gây nên sự chết của thông được xác định là do tuyến trùng Bursaphelenchus sp. Véc tơ truyên tuyến trùng là loài xén tóc Monochamus alternatus Hope. - Tỷ lệ bị bệnh được hiểu bao gồm các cây đã chết và chưa chết lá đã có biểu hiện héo, không có nhựa và cả những cây còn sống nhưng lượng nhựa chảy ra ít bình quân ở 4 ô tiêu chuẩn là 44.7%. - Tại Cam Ly, bình quân mỗi ha hàng năm chết 33 cây, tương đương 2.25% số cây có trên ô tiêu chuẩn. - Đã phát hiện được loài xén tóc Monochamus alternatus ở trên các cây thông bị bệnh ở tất cả các địa phương có thông bị bệnh ở Lâm Đồng. Loài xén tóc này một năm có 2 thế hệ. Giai đoạn 1 từ giữa tháng 4 đến cuối tháng 4 và giai đoạn 2 từ cuối tháng 9 đến đầu tháng 10. - Phòng trừ bệnh héo thông do tuyến trùng được tiến hành bằng biện pháp phòng trừ tổng hợp. Khi rừng khép tán, tỉa thưa rừng đến mật độ 1000 – 1250 cây/ha, Chặt và đưa toàn bộ cây bị bệnh ra khỏi rừng, đốt để tiêu diệt sâu non và tuyến trùng trong thân cây bị bệnh. Sử dụng thuốc dẫn dụ hoá học Hodolon để bẫy xén tóc trưởng thành trong thời kỳ vũ hoá từ tháng 3 đến tháng 5 và từ tháng 9 đến tháng 10 hàng năm. Dùng bẫy cây tươi để dẫn dụ xén tóc trưởng thành đến để trứng cũng có hiệu quả hạn chế sự lây lan của dịch bệnh.
RangeLâm Đồng
[logo-slider]