Xây dựng mô hình trồng rừng thông nhựa có lượng nhựa cao bằng nguồn giống có chất lượng di truyền được cải thiện

Hà Huy Thịnh, Đoàn Ngọc Dao, Đỗ Hữu Sơn

Trung tâm Nghiên cứu Giống cây rừng

Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam

I. ĐẶT VẤN ĐỀ

Nhựa Thông với hai thành phần chính là nhựa và Tùng hương là một mặt hàng xuất khẩu có giá trị và là nguyên liệu không thể thiếu của nhiều ngành công nghiệp. Kết quả nghiên cứu và thực tiễn khai thác nhựa tại một số nước cho thấy, lượng nhựa của cây là một tính trạng có biến dị lớn, những cây nhiều nhựa có thể cho sản lượng nhựa nhiều gấp 3-5 lần lượng nhựa bình quân của lâm phần và gấp hàng chục lần so với những cây ít nhựa. Mặt khác, lượng nhựa của cây cũng là một trong những tính trạng có khả năng di truyền cao và tương đối ổn định trong thời gian nhiều năm nên tăng thu di truyền đạt được bằng con đường chọn giống sẽ rất lớn.

Ở Việt Nam các loài thông được trồng chủ yếu là Thông nhựa (Pinus merkusii); Thông đuôi ngựa (Pinus massoniana); Thông ba lá (Pinus kesyia) và cho khai thác nhựa. Với đặc điểm sinh lý, sinh thái, Thông nhựa là loài cây chịu hạn có thể sống và phát triển trên những lập địa xấu, khô hạn, là loài cây cho nhiều nhựa nhất (khoảng 5-6kg/cây/năm). Mặt khác với phương thức khai thác bằng cách đẽo máng, chu kỳ khai thác nhựa của loài thông này có thể kéo dài 40-50 năm; vì vậy các rừng trồng Thông nhựa ở nước ta hiện nay chủ yếu là để khai thác nhựa.Kết quả nghiên cứu của Trung tâm Nghiên cứu Giống cây rừng (Viện KHLN Việt Nam) giai đoạn 1987-1997 cũng đã chứng minh rằng lượng nhựa ở cây Thông nhựa của Việt Nam cũng là một tính trạng có biến dị cá thể rất lớn, khả năng di truyền cao và tương đối ổn định trong nhiều năm. Bằng việc áp dụng phương pháp vi chích để điều tra nhanh khả năng cho nhựa của từng cây và kiểm tra lượng nhựa thực tế qua đẽo máng, Trung tâm đã chọn được 185 cây trội có lượng nhựa thực tế vượt so với trị số bình quân của lâm phần hơn 2 lần độ lệch chuẩn (tương đương 200-300%) tại một số vùng gây trồng Thông nhựa chính của cả nước và hơn 20ha vườn giống bằng cây ghép đã được xây dựng tại các tỉnh Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Hà Tây, Thanh Hoá, Nghệ An và Hà Tĩnh. Để đánh giá hiệu quả của công tác chọn giống và đưa nhanh các kết quả nghiên cứu vào sản xuất, mục tiêu chính của đề tài này là xây dựng các mô hình rừng trồng Thông nhựa có lượng nhựa cao bằng cây ghép và cây hạt trên cơ sở kế thừa và sử dụng nguồn vật liệu giống đã được chọn lọc ở các giai đoạn trước.

II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHÊN CỨU

1. Vật liệu nghiên cứu

– Đề tài đã tiến hành đẽo máng điều tra lượng nhựa thực tế của 34 dòng vô tính Thông nhựa tại vườn giống Xuân Khanh (trồng 1990) và 54 dòng vô tính tại vườn giống Cẩm Quỳ (trồng 1995) và mỗi vườn giống đã chọn được 20 dòng có lượng nhựa vượt so với đối chứng từ100 – 200%, trên cơ sở này đề tài tiến hành lấy cành ghép, ghép và tạo cây ghép.- 185 cây trội có lượng nhựa vượt so với lượng nhựa bình quân của lâm phần từ 200-300% tại một số vùng gây trồng Thông nhựa chính của nước ta là Quảng Ninh, Đại Lải, Thanh Hoá, Nghệ An và Hà Tĩnh.

– Đề tài đã điều tra khảo sát và chọn được 3 địa điểm chính để xây dựng 9ha mô hình bao gồm: Đại Lải, Vĩnh Phúc; Yên Hưng, Quảng Ninh và Đồng Hới, Quảng Bình.

(Kỷ yếu Hội nghị Khoa học Công nghệ Lâm nghiệp khu vực phía Bắc trang 127-131)

Tin mới nhất

Các tin khác

[logo-slider]