Đặc điểm phân bố và kỹ thuật gây trồng cây Thông đỏ tại Lâm Đồng

Ký hiệu khoVI24_70
Chuyên ngànhThông đỏ
Địa phươngTây Nguyên
Lĩnh vựcTrồng rừng
Đề tài nghiên cứu khoa họcĐặc điểm phân bố và kỹ thuật gây trồng cây Thông đỏ tại Lâm Đồng
CấpCấp Bộ
Mục tiêuXác định đặc điểm phân bố và các giải pháp công nghệ gây trồng Thông đỏ tại Lâm Đồng nhằm phục vụ chương trình bảo tồn nguồn gen cây rừng và kết hợp tạo nguồn dược liệu lây taxol chữa bệnh ung thư
Ngày bắt đầu1/6/1996
Ngày kết thúc12/31/2000
Chi tiếtĐặc điểm khu phân bố và điều kiện sinh thái của cây Thông đỏ . -Đặc điểm vật hâu học. -Kỹ thuật gieo ươm và qui trình gieo tạo cây con từ hạt. -Kỹ thuật giâm hom. -Xác định các giải pháp công nghệ gây trồng rừng.
Phương phápPhương pháp điều tra, khảo sát theo khu vực sinh thái khác nhau, phương pháp mô tả, phương pháp đối chiếu so sánh, phương pháp bố trí thực nghiệm vườm ươm và phương pháp thực nghiệm ngoài hiện trường.
Chủ nhiệm đề tàiKS.Lê Xuân Tùng
Đơn vịTT Lâm Đồng
Kết quảCây từ hạt. -Cây từ hom. -Rừng trồng thực nghiệm
Tiến bộ được công nhậnKết quả đạt được: 1. Điều tra, khào sát đặc điểm khu phân bố Các khu phân bố tự nhiên của thông đỏ LĐ kéo dài theo độ cao tăng dần từ Huyên Đức trọng (1.300m) lên vùng giáp ranh Dalat - Đơn dương, Tp Dalat và huyện Lạc dương (1.700m). Đặc điểm tổng quát khu phân bố là hẻm núi lá rộng thường xanh hỗn giao với cây lá kim, bao quanh là rừng thông 3 lá thuần loại, độ ẩm đất cao, thành phần cơ giới đất trung bình nhưng thường là tơi xốp và giàu mùn. Trong khu phân bố có nhiều đá tảng lộ thiên hay ngầm, thông đỏ sinh trưởng tốt dọc theo khe suối và lỗ hổng tán rừng. Tổng hợp đặc điểm khu phân bố và một số chỉ tiêu phân tích nông hóa cơ bản một vài khu phân bố đặc trung như sau: 2. Đặc điểm lâm sinh học: Th«ng ®á thuéc läai ®¹i méc, th­êng cao tõ 15-30m, ®­êng kÝnh gèc (D1,3) 0,5-1,5m; vá mµu n©u dµy 8-10mm, nøt däc, mÆt trong cã mµu hång nh¹t ; l¸ h×nh mòi gi¸o dµi 3,5cm, mÆt trªn mµu xanh thÈm, mÆt d­íi mµu xanh nh¹t, rÊt máng vµ mÒm m¹i, mäc c¸ch, cµnh mang l¸ d¹ng l«ng chim, vÞ rÊt ®¾ng, kh«ng mïi khi vß n¸t. Cây đơn tính khác gốc, phân biệt đực cái dựa vài hình dáng nón và sự phân bố của chúng trên cành. cây đực có nón hình trứng, phân bố ở nách lá trên đoạn cành củ (năm trước); Cây cái có nón hình cầu, phân bố lác đác ờ nách lá trên đoạn cành mới và quả chỉ có ở đoạn cành củ. Tử y màu đỏ khi quả chín. Phôi nằm ở gốc quả (đầu lớn), phát triển dần lên đỉnh quả (đầu nhỏ) và đâm xuyên vỏ hạt để nảy mầm, quá trình này diễn ra trong 2 năm. Mùa quả từ tháng 9-10 đến tháng 12 và cũng từ giai đoạn này hoa nở rộ đến tháng 6-7 năm sau nhìn thấy được quả non. Sự tái sinh tự nhiên phụ thuộc lớn vào độ tàn che và lớp thảm mục. Tái sinh và sinh trưởng tốt ở nơi có độ tàn che ít và lớp thảm mục trung bình (bảng 3) Thông đỏ ưu hợp với các loài Podocarpus impricatus (bạch tùng), Podocarpus neriifolius ( thông tre), Podocarpus spp (kim giao), Dacrydium pierrei ( hồng tùng ), Lithocarpus spp (giÎ), Cinamomum spp ( re hương), Taloma gioi ( giæi ), Magnolietia fordiana (vàng tâm ), Schima spp ( chò xót )…và các cây thuộc họ sim mua ( Myrtaceae ), họ đổ quyên (Ericaceae) Cây có đặc tính bào lưu cục bộ (Topophysic). 3. Nghiên cứu kỹ thuật nhân giống và gây trồng 3.1 Kỹ thuật nhân giống 3.1.1 Nhân giống hữu tính: Chọn quả chín, bóc bỏ tử y, vùi trong cát hay giá thể kác có độ thoát nước tốt, giử ẩm vừa phài. Sau 2 năm quả sẽ nảy mầm, nhưng không đồng loạt như các loài cây khác. 3.1.2 Nhân giống vô tính Chọn hom: Hom là đoạn cành mới đã phát triển hoàn chỉnh, dài 12-15cm a/ Chất kích thích ra rễ dạng dung dịch: Ngâm gốc hom trong IAA, NAA, IBA 150ppm, thời gian 4giờ. Tỷ lệ ra rễ 64,5-72,6% so với đối chứng 37,7%. Tuy nhiên, nếu dùng hom từ cây còn tơ, tỷ lệ ra rễ 90-100% so với 72,6% ở cây thành thục. b/ Chất kích thích ra rễ dạng bột: Xử lý hom với IAA, IBA,BTA,NAA nồng độ 1-1,5% (chất mang là than hoạt tính), tỷ lệ ra rễ 85-100% (hom từ cây còn tơ), so với 76,6% ở nồng độ 0,5% và 55% đối chứng. c/ Ghép cành nhằm khắc phục hiện tượng topophysic: Dùng chồi vượt, ghép lên gốc ghép là cây hom từ cành. Tỷ lệ thàng công 85-90%. 3.2 Kỹ thuật gây trồng (trồng rừng): Chất lượng cây giống: Cây giống càng to khoẻ, càng sinh trưởng tốt. Sau một năm trồng, cây giống cao 13cm, tăng trưởng 4,6cm, mang 7 cành; nhưng cây giống cao 48cm thì tăng trưởng 17,6cm và mang 28 cành. Lập địa có thành phần cơ giới đất trung bình, xử lý thực bì bằng cách phát băng 2m theo hướng gió (đối với lập địa cây bụi) hay phát quang cây bụi để lại cây che bóng tự nhiên (đối với rừng thưa lá rộng) đều cho kết quả tốt. Tỷ lệ cây sống cao 80-92% sau 1 năm trồng, tăng trưởng về chiều cao 12,1 - 18,7cm. Cây phát triển mạnh từ tuổi 3 (có thể khai thác lá). Trồng trên lập địa có thành phần cơ giới nặng (sét cao), dù được che bóng hay không, tỷ lệ cây sống rất thấp 50% và tốc tăng trưởng rất kém vế chiếu cao cũng như về số cành và chiều dài cành. Phạm vi ứng dụng: Trong giâm cành không giới hạn khu vực. Nhưng trong trồng rừng, nên trồng ở nơi có độ cao trên 1.300m, rừng trồng cần có cây che bóng, nhưng nếu có phương án tưới thì không cần cây che bóng.
Phạm viLâm Đồng
[logo-slider]