Thông tin về luận án Tiến sĩ của NCS Hoàng Liên Sơn


Tên đề tài luận án: “Nghiên cứu đánh giá việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật lâm sinh và kinh tế xã hội trong phục hồi rừng phòng hộ đầu nguồn của hộ gia đình tại vùng hồ thủy điện Hòa Bình”

Chuyên ngành: Kỹ thuật Lâm sinhMã số: 62 62 60 01

Họ và tên nghiên cứu sinh: Hoàng Liên Sơn

Họ và tên cán bộ hướng dẫn: (1) GS.TSKH. Nguyễn Ngọc Lung; (2) TS. Đinh Đức Thuận

Tên cơ sở đào tạo: Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam

TÓM TẮT NHỮNG KẾT LUẬN MỚI CỦA LUẬN ÁN

1. Mối quan hệ tương tác giữa 3 thành phần: (1) Các biện pháp kỹ thuật lâm sinh (KTLS) trong phục hồi rừng phòng hộ đầu; (2) Vai trò của hộ gia đình với tư cách là chủ thể chính áp dụng các biện pháp KTLS; và (3) Phục hồi rừng phòng hộ đầu nguồn tại vùng hồ thủy điện Hòa Bình được nghiên cứu đánh giá theo quan điểm đa ngành về Kinh tế – Kỹ thuật và Sinh thái – Xã hội – Nhân văn. , bao gồm: (i) Kết hợp hài hòa, hữu cơ và có hệ thống biện pháp KTLS và kinh tế xã hội (KTXH); (ii) Phục hồi rừng hài hòa 2 lợi ích: nâng cao khả năng phòng hộ đầu nguồn (PHĐN) và lợi ích người tham gia trực tiếp thực hiện; (iii) Biện pháp KTLS và KTXH là một “gói công nghệ” áp dụng cho HGĐ; và (iv) Đa dạng hóa sản phẩm hàng hóa và dịch vụ trong phục hồi rừng phòng hộ đầu nguồn.

2. Thực hiện biện pháp KTLS và KTXH trong xây dựng và phát triển rừng phòng hộ đầu nguồn không thể thiếu vai trò tham gia của hộ gia đình với tư cách là chủ thể quản lý được giao gần 95% tổng diện tích đất lâm nghiệp là rừng phòng hộ đầu nguồn vùng hồ thủy điện Hòa Bình.

3. Đóng góp mới của luận án cho khoa học chuyên ngành là nhằm nhấn mạnh vai trò của HGĐ trong việc áp dụng các biện pháp KTLS trong phục hồi RPHĐN, góp phần lý giải cơ sở khoa học và lý luận của giải pháp tổng thể KTLS và KTXH cho việc nâng cao hiệu quả phục hồi và quản lý bền vững RPHĐN của HGĐ vùng hồ thủy điện Hòa Bình.

4. Luận án đã chứng minh hiệu quả phục hồi rừng phòng hộ đầu nguồn vùng hồ thủy điện Hòa Bình thực sự là “một gói công nghệ thích hợp trong phục hồi rừng phòng hộ đầu nguồn cho hộ gia đình”. Một cách tổ chức sản xuất đặc trưng ở Việt Nam.

Hà Nội, ngày 13 tháng 06 năm 2012

NGƯỜI HƯỚNG DẪNNGHIÊN CỨU SINH

GS.TSKH. Nguyễn Ngọc Lung

TS. Đinh Đức ThuậnHoàng Liên Sơn

GIÁM ĐỐC VIỆN KHOA HỌC LÂM NGHIỆP VIỆT NAM

Tin mới nhất

Các tin khác

[logo-slider]