Những nhân tố đầu vào cho phát triển lâm nghiệp có sự tham gia của cộng đồng thôn, bản

Hoàng Liên Sơn, Cao Lâm Anh

Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam

Trong những thập kỷ qua, các nhà lâm nghiệp trên thế giới đã nhận ra rằng cần phải thay đổi vai trò của mình từ những người “giám hộ tài nguyên rừng” (guardians of the forest), thay vào đó là gia tăng vai trò hướng con người vào các hoạt động lâm nghiệp và chú trọng hơn nữa những nhu cầu liên quan đến rừng của người dân sống trong và gần rừng (FAO 1978; Ngân hàng thế giới, 1978 dẫn từ Wiersum). Một khuôn mẫu quản lý rừng và đất rừng hướng con người vào các hoạt động lâm nghiệp nhằm tìm kiếm giải pháp phát triển rừng bền vững đã được thực hiện ở Việt Nam từ những năm 90, dưới những tên gọi khác nhau như: Lâm nghiệp cho sự phát triển cộng đồng (Forestry for community development), Quản lý rừng cộng đồng (Community forest management), Lâm nghiệp cộng đồng (Community forestry), Lâm nghiệp xã hội (Social forestry), Khuyến lâm (Forestry Extension), và Lâm nghiệp làng bản (Village forestry). Theo đó, thực chất là khuyến khích và thu hút người dân trong thôn, bản tham gia vào việc quản lý và chia sẻ lợi ích từ nguồn tài nguyên rừng để đáp ứng những nhu cầu cơ bản của họ, tạo thêm thu nhập và việc làm, và bảo vệ môi trường duy trì sự ổn định sản xuất nông nghiệp.

Nội dung của bài viết này tập trung thảo luận chiến lược và khả năng thích ứng của nó cho sự phát triển lâm nghiệp có sự tham gia, cụ thể như sau:

· Sự cung cấp dưới các dạng khác nhau của những nhân tố đầu vào

· Sự tham gia của người dân trong các mô hình tổ chức thực hiện dự án lâm nghiệp có sự tham gia.

· Vai trò của những nhà chuyên môn lâm nghiệp trong các dự án đó.

Kết quả nghiên cứu: Đánh giá tình hình quản lý rừng cộng đồng (cấp thôn bản) của một số dân tộc vùng núi bắc bộ và đề xuất khuyến nghị xây dựng chính sách quản lý rừng cộng đồng (Cao Lâm Anh, 2001) cho rằng: Quản lý rừng cộng đồng cần được tồn tại song song với các hình thức quản lý rừng khác. Tuy nhiên về mặt pháp lý, Nhà nước chưa công nhận tư cách pháp nhân của cộng đồng về quyền sở hữu và hưởng dụng. Đây được xem như là một cản trở lớn nhất để duy trì và phát triển hình thức quản lý rừng này. Trên cơ sở vận dụng những giá trị truyền thống trong quản lý, sử dụng rừng và chính sách giao đất lâm nghiệp và khoán bảo vệ rừng, trong cả nước đã có khoảng 2.348.295 ha rừng và đất rừng (Lâm Anh, 2002 dẫn từ Hà Công Tuấn, 2001) được cộng đồng thôn, bản quản lý. Nhưng điều quan trọng hơn là phạm vi và tính đa dạng của các nhân tố đầu vào với những mối quan hệ trong mô hình tổ chức vận hành quản lý rừng có sự tham gia của cộng đồng thôn bản và các bên liên quan. Đất đai, lao động, vốn, kiến thức kỹ thuật và tổ chức là những nhân tố đầu vào cơ bản cần được cân nhắc trong dự án lâm nghiệp có sự tham gia. Những nhân tố này có thể biểu hiện dưới các dạng khác nhau (Biểu 1) và được cung cấp bởi các bên liên quan như: Chủ rừng (Nhà nước hoặc tổ chức, cá nhân), cơ quan quản lý lâm nghiệp Nhà nước, cộng đồng thôn bản và các tổ chức hỗ trợ trong và ngoài nước. Cộng đồng thôn bản đề cập ở đây bao gồm những nhóm sở thích, nhóm hộ gia đinh, và các tổ chức xã hội cùng chia sẻ và bảo vệ các nguồn lợi của rừng mà liên quan chặt chẽ tới mỗi người dân của cộng đồng trong một khu vực địa lý nhất định.

Biểu 1. Các dạng khác nhau của các nhân tố đầu vào cơ bản

Các nhân tố đầu vào Các dạng khác nhau
Đất lâm nghiệp 1. Quản lý, sử dụng của cá nhân, hộ gia đình

2. Quản lý, sử dụng của cộng đồng

3. Quản lý, sử dụng của Nhà nước

4. Thuê – mướn của cá nhân hoặc nhóm cộng đồng

Lao động

(Nguồn nhân lực)

1. Tự đầu tư – Tự nguyện – Thuê mướn

2. Có kỹ năng hoặc không có kỹ năng

3. Thời vụ hoặc thường xuyên

Vốn

(Nguồn lực tài chính)

1. Tiền

o Cá nhân – hộ gia đình

o Cộng đồng thôn bản

o Vay (chương trình tín dụng)

o Trợ cấp – hỗ trợ từ các tổ chức ngoài cồng đồng

o Nguồn vốn của Nhà nước

2. Hàng hóa (Lương thực, nguyên vật liệu, v.v…)

o Cá nhân – hộ gia đình

o Cộng đồng thôn bản

o Nhà nước hỗ trợ vốn bẳng hiện vật

Kiến thức kỹ thuật 1. Kiến thức bản địa

2. Kiến thức của các nhà chuyên môn

Tổ chức 1. Nhà nước

2. Chính quyền địa phương

3. Nhóm sở thích hoặc hộ gia dình

4. Các tổ chức xã hội trong cộng đồng thôn, bản

5. Các tổ chức hỗ trợ – tư vấn.

* Nguồn: Dựa trên sự phân loại của Wiersum, 1984.

Trên cở sở phân loại rừng và đất rừng theo 3 loại: Rừng sản xuất, rừng đặc dụng, và rừng phòng hộ cùng với các chính sách về giao đất – khoán rừng (nghị định 01/CP và Nghị định 163/CP), những nhân tố đầu vào cơ bản nêu trên có thể hình thành nên những mô hình lâm nghiệp có sự tham gia của người dân trong cộng đồng thôn bản. Trong điều kiện hiện tại của Việt Nam những mô hình này có thể được mô tả như sau:

1. Mô hình lâm nghiệp có sự tham gia trên rừng và đất rừng của Nhà nước

Dự án lâm nghiệp có sự tham gia
Đất lâm nghiệp

Vốn

Kiến thức chuyên môn

Tổ chức thực hiện

Thôn bản
Chủ rừng Nhà nước
Lao động, Vốn ứng trước

Đây là mô hình có thể được áp dụng cho rừng đặc dụng và rừng phòng hộ. Người dân trong thôn bản cung cấp lao động và vốn ứng trước (nếu có) và nhận được lợi ích từ việc cung cấp lao động của họ cho dự án. Chủ rừng Nhà nước cung cấp đất lâm nghiệp, vốn, kiến thức chuyên môn và tổ chức, thực hiện dự án lâm nghiệp có sự tham gia.

2. Mô hình lâm nghiệp có sự tham gia với sự hỗ trợ dịch vụ lâm nghiệp (khuyến lâm)

Đất lâm nghiệp

Lao động

Vốn

Tổ chức thực hiện

Kiến thức bản địa

Kiến thức chuyên môn
Cơ quan quản lý Nhà nước về lâm nghiệp
Thôn bản
Dự án lâm nghiệp có sự tham gia

Trong mô hình này, người dân trong thôn bản cung cấp phần lớn các nhân tố cơ bản đầu vào, bao gồm: Kiến thức của người dân địa phương, vốn, lao động và đất lâm nghiệp được giao. Cơ quan quản lý Nhà nước về lâm nghiệp với chức năng quản lý các hoạt động dịch vụ lâm nghiệp sẽ cung cấp những kiến thức chuyên môn thông qua các hoạt động khuyến lâm, cung cấp cây giống, thông tin thị trường, v.v … Người dân thôn bản chủ động trong việc tổ chức thực hiện dự án. Mô hình này có tính khả thi cao đối với đất lâm nghiệp được giao cho các hộ gia đình, cá nhân trong thôn bản.

3. Lâm nghiệp có sự tham gia của cộng đồng gắn với chương trình hỗ trợ tín dụng

Dự án lâm nghiệp có sự tham gia
Tổ chức tín dụng
Kiến thức chuyên môn
Đất lâm nghiệp

Lao động

Vốn

Tổ chức thực hiện

Kiến thức bản địa

Thôn bản
Cơ quan quản lý Nhà nước về lâm nghiệp

Đối với các dự án lâm nghiệp có sự tham có sự hỗ trợ của các nguồn vốn tín dụng, ngoài nguồn vốn tự có, các nhóm sở thích, nhóm hộ gia đình và các tổ chức xã hội có thể vay trực tiếp từ các tổ chức tín dụng để hỗ trợ đầu tư thêm cho dự án.

4. Mô hình lâm nghiệp có sự tham gia với sự hỗ trợ của các tổ chức tư vấn

Lao động

Kiến thức bản địa

Kiến thức chuyên môn
Dự án lâm nghiệp có sự thamgia
Phối hợp tổ chức thựchiện
Chủ rừng (Nhà nước hoặc tổ chức, cá nhân)
Thôn bản
Hợp đồng
Tổ chức tư vấn

Một cơ chế “hai chủ” hoặc mô hình hợp tác hai bên, một bên là các chủ rừng Nhà nước, các tổ chức và cá nhân, một bên là cộng đồng thôn bản cùng với sự hỗ trợ của các cơ quan tư vấn về khoa học công nghệ, cơ chế chính sách, và giám sát – đánh giá dự án, kiến thức chuyên môn, kiến thức bản địa và lao động là những nhân tố đầu vào để phân định vai trò chính của mỗi bên trong dự án. Trong khi đó, vốn và đất lâm nghiệp là những nhân tố thuộc cả hai bên để có thể đóng góp vào dự án. Đối với các chủ rừng Nhà nước, nếu không đóng góp đất lâm nghiệp cho dự án thì vai trò của nó được xem như là nhân tố thúc đẩy cho sự phát triển lâm nghiệp có sự tham gia. Thông qua cơ chế hợp đồng cả hai bên cùng phối hợp tổ chức thực hiện dự án lâm nghiệp có sự tham gia của người dân trong thôn bản. Mô hình này có thể được áp dụng cho cả 3 loại rừng phòng hộ, đặc dụng và sản xuất.

5. Mô hình phát triển tổ chức

Dự án lâm nghiệp có sự tham gia
Phối hợp tổ chức thựchiện
Hợp đồng
Chủ rừng (Nhà nước hoặc tổ chức, cá nhân)
Thôn bản
Cơ quan quản lý Nhà nước về lâmnghiệp
Giám sát thực hiện quy hoạch

(Kiến thức chuyên môn)

Kiến thức chuyên môn
Lao động

Kiến thức bản địa

(Tham khảo từ một số mô hình phát triển lâm nghiệp có sự tham gia của Palin, 1980)

Tương tự như mô hình lâm nghiệp có sự tham gia với sự hỗ trợ của các tổ chức tư vấn, kiến thức chuyên môn, kiến thức bản địa, lao động, vốn và đất đai là những nhân tố đầu vào mà cả hai bên có thể đóng góp cùng phối hợp tổ chức thực hiện dự án. Nhưng điều quan trọng là vai trò quản lý Nhà nước của các cơ quan lâm nghiệp được đề cập trong mô hình như bên thứ ba, tạo nên mô hình phát triển tổ chức với cơ chế “ba bên” hay “ba chủ” trong suốt quá trình thực hiện dự án. Với chức năng quản lý Nhà nước, các cơ quan lâm nghiệp tiến hành việc giám sát – đánh giá thực hiện quy hoạch, cung cấp kiến thức chuyên môn thông qua những hoạt động khuyến lâm. Mô hình này có tính khả thi cao cho cả 3 loại rừng và vai trò quản lý Nhà nước của các cơ quan lâm nghiệp được đặc biệt quan tâm trong việc tạo ra những vùng nguyên liệu trên đất rừng sản xuất và những giá trị về môi trường, đa dạng sinh học, bảo vệ nguồn nước trên đất rừng đặc dụng và phòng hộ trên cơ sở giám sát – đánh giá quy hoạch sản xuất lâm nghiệp đã vạch ra.

Những mô hình trên thể hiện những dạng khác nhau của mỗi nhân tố đầu vào mà các bên tham gia là các cơ quan quản lý Nhà nước về lâm nghiệp, chủ rừng (Nhà nước, tổ chức, cá nhân) và cộng đồng có khả năng đóng góp trong một dự án lâm nghiệp có sự tham gia. Tùy thuộc vào quan hệ sản xuất đối với từng loại rừng và đất rừng, những mô hình này tạo ra những cơ chế tổ chức thực hiện khác nhau, làm rõ thêm vai trò của cơ quan quản lý Nhà nước về lâm nghiệp, tổ chức tư vấn, các nhà tài trợ và đặc biệt đối với các nhà chuyên môn lâm nghiệp trong việc tổ chức, hỗ trợ sự phát triển lâm nghiệp có sự tham gia của cộng đồng.

Tài liệu tham khảo

Arnold, j. e. m, 1992. Community Forestry: Ten Years in Review. Food and Agriculture Organization of the United Nations. Rome.

Cao Lam Anh, 2002. Đánh giá tình hình quản lý rừng cộng đồng (cấp thôn bản) của một số dân tộc ở vùng núi bắc bộ và đề xuất khuyến nghị xây dựng chính sách quản lý rừng cộng đồng. Báo cáo tổng kết, Phòng Nghiên cứu Kinh tế Lâm nghiệp, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam.

Wiersum , K. F,——. Developing Strategies for Social Forestry: A Conceptual Approach. As published by Teaching – Learning Guide and Complilation of Reading in Social Forestry. UPLB. College. Laguna. 1999.

Summary

Finding out suitable measures for sustainable forest management is the concern of many people. This paper describes some models with different forms of each input factor that the participants-state forest management boards, forest owners and local communities can make their own contribution in a participatory forest project. Depending on production relation concerning a given forest type and forest land, these models create different organizational mechanisms for project implementation making clear the role of state Forest Management Boards, consultancy organizations, funding personnel and especially the foresters in organizing and supporting the participatory forest development.

Tin mới nhất

Các tin khác

[logo-slider]