Nghiên cứu nhân giống vô tính cây Cóc hành và cây Trôm phục vụ trồng rừng vùng khô hạn

Phạm Thế Dũng, TrầnThị Trúc, Phùng Văn Khen

Phân viện Khoa học Lâm nghiệp Nam Bộ

TÓM TẮT

Nhân giống vô tính cây Cóc hành, Trôm sẽ góp phần giải quyết nguồn giống cho trồng rừng ở vùng cát khô hạn, giảm chi phí và khắc phục việc bảo quản hạt các loài cây có dầu và nhựa. Bài viết này thông báo những kết quả ban đầu về kỹ thuật giâm hom cây Cóc hành, Trôm. Trong đó các kỹ thuật và chọn giá thể, loại hom và các chất kích thích ra rễ đã được thử nghiệm. Kết quả cho thấy có thể dùng giá thể cát, hom ngọn và thuốc IBA để nhân giống bằng giâm hom cây Cóc hành. Đối với cây Trôm thể dùng thuốc kích thích ra rễ thương phẩm (NZM) có bán trên thị trường làm chất kích thích ra rễ khi giâm.

Từ khóa: Giâm hom, Nhân giống vô tính, Vùng khô hạn

I. MỞ ĐẦU

Cây Cóc hành (Azadirachta Ninh Thuan) và cây Trôm (Sterculia) được coi là những loài cây có tiềm năng trong việc trồng rừng kinh tế trên vùng đất khô hạn dọc theo các tỉnh miền Trung và Nam Trung bộ. Tuy nhiên, do hạt cây Cóc hành, Trôm có dầu nên việc bảo quản hạt giống để trồng rừng rất khó khăn, đồng thời nếu chọn được giống đáp ứng được nhu cầu về năng suất, chất lượng dầu và nhựathì việc tìm kiếm kỹ thuật nhân giống vô tính hai loài này là rất cần thiết. Một trong những nội dung của đề tài “Nghiên cứu kỹ thuật gây trồng một số loài cây bản địa có giá trị ở vùng khô hạn Ninh Thuận, Bình Thuận” đã được nghiên cứu để góp phần giải quyết vấn đề này.

(Kỷ yếu Hội nghị Khoa học Công nghệ Lâm nghiệp với phát triển rừng bền vững và biến đổi khí hậu, trang 101-108)

Tin mới nhất

Các tin khác

[logo-slider]