Nghiên cứu các giải pháp kinh tế, kỹ thuật tổng hợp nhằm khôi phục và phát triển Rừng ngập mặn và rừng Tràm tại một số vùng phân bố ở Việt Nam

Ngô Đình Quế và NNK*

Trung tâm Nghiên cứu Sinh thái và Môi trường rừng

*: (Với sự tham gia của : KS. Đặng Trung Tấn, KS. Nguyễn Ngọc Bình, TS. Võ Đại Hải, KS. Ngô Đức Hiệp, KS. Trần Phú Cường, TS. Nguyễn Văn Duyên, TS. Phạm Thế Dũng, KS. Phạm Ngọc Cơ, Ths. Ngô An, KS. Nguyễn Bội Quỳnh, KS. Phùng Tửu Bôi, KS. Nguyễn Đức Minh, KS. Lê Minh Lộc, ThS. Đinh Văn Quang, Ths Vũ Tấn Phương, KS. Đoàn Đình Tam, TS . Vũ Dũng, KS. Mai Công Khuê và nhiều nhà khoa học khác …)

1.Mở đầu

Nước ta là một trong số ít nước trên thế giới có hệ sinh thái rừng ngập mặn ven biển và rừng tràm độc đáo của vùng đất ngập nước. Vai trò và ý nghĩa kinh tế, xã hội, môi trường của rừng ngập mặn và rừng tràm đã được khẳng định trong nghiên cứu và trong thực tiễn không những ở nước ta mà còn ở nhiều nước trên thế giới, đặc biệt nơi có rừng ngập mặn.

Rừng ngập mặn và rừng tràm là những hệ sinh thái rất nhạy cảm với các yếu tố môi trường và phương thức quản lý, kinh doanh.

Diện tích rừng ngập mặn và rừng tràm giảm mạnh trong một số năm qua do việc phá rừng ngập mặn để nuôi tôm vì lợi ích kinh tể trước mắt và cháy rừng tràm khó kiểm soát được đã gây nên những hậu quả xấu về môi trường và thiệt hại về kinh tế (các vuuông tôm bị bỏ hoá ,ô nhiễm nguồn nước và đất ,hạn chế lưu thông thuỷ triều.phèn hoá và mặn hoá các vùng lân cận,,nguồn than bùn bị cháy …) mà nhiều nơi cho tới nay chưa thể khắc phục được .

Chính vì vậy nhiều vấn đề khoa học công nghệ được đặt ra phải nghiên cứu giải quyết nhằm nhanh chóng khôi phục 2 hệ sinh thái đặc biệt quan trọng này ở vùng đất ngập nước và đề tài độc lập cấp nhà nước ” Nghiên cứu các giải pháp kỹ thuật tổng hợp nhằm khôi phục và phát triển rừng ngập mặn và rừng tràm tại một số vùng phân bố ở Việt Nam” được Bộ KHCN và MT phê duyệt và tiến hành từ tháng 4/2000 do Viện KHLN Việt Nam chủ trì thực hiện.

Tin mới nhất

Các tin khác

[logo-slider]