Nghiên cứu ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật lâm sinh đến sinh trưởng rừng trồng Keo lai cung cấp gỗ xẻ ở vùng Đông Nam Bộ

Phạm Thế Dũng, Kiều Tuấn Đạt,

Vũ Đình Hưởng, Lê Thanh Quang

Phân viện Nghiên cứu Khoa học Lâm nghiệp Nam Bộ

Chris Beadle

Tổ chức Nghiên cứu Khoa học Nông nghiệp Ôxtrâylia (CSIRO)

 

TÓM TẮT

Một trong những mục tiêu của dự án FST 2006/087 “Quản lý lâm sinh tối ưu và năng suất rừng trồng cho mục tiêu gỗ xẻ có chất lượng cao” từ 2008 đến 2012 do Trung tâm Nghiên cứu Nông nghiệp quốc tế (ACIAR) trợ giúp Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam thực hiện là: nghiên cứu các kỹ thuật lâm sinh về sử dụng phân bón, tỉa cành, tỉa thưa nhằm nâng cao chất lượng và năng suất rừng cây keo lai cho mục tiêu gỗ xẻ. Bài viết này giới thiệu một số kết qủa nghiên cứu cho mục tiêu này tại huyện Bình Long, tỉnh Bình Phước.

Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng: i) Việc bón lót phân lân (50 kgP/ha) ở giai đoạn mới trồng có sự khác biệt rất rõ rệt về sinh trưởng về đường kính và chiều cao so với rừng trồng đối chứng chỉ bón 18 kg P/ha; ii) Bón thúc phân lân và phân vi lượng tổng hợp sau khi tỉa thưa chưa có tác động rõ rệt đến sinh trưởng về đường kính và chiều cao nên cần tiếp tục nghiên cứu. iii) Cường độ tỉa khác nhau thì ảnh hưởng rõ rệt đến sinh trưởng về đường kính thân cây; iv) Tỉa thưa ở giai đoạn tuổi 2 có sinh trưởng về đường kính cao hơn so với tỉa thưa khi rừng ở tuổi 3.

 

Từ khóa: Keo lai, Gỗ xẻ, Bón phân, Tỉa cành, Tỉa thưa

ĐẶT VẤN ĐỀ

Theo số liệu thống kê của Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn (năm 2009), tổng diện tích rừng trồng keo (Acacia) của Việt Nam trên 0,5 triệu ha. Rừng trồng keo đóng vai trò quan trọng cung cấp nguyên liệu làm bột giấy, ván MDF, chế biến đồ mộc nội thất và gỗ củi. Riêng Keo lai, đang là loài cây chủ lực trong trồng rừng công nghiệp ở nước ta và đang có xu hướng ngày càng tăng. Bên cạnh những tiến bộ về chọn giống và quản lý lập địa nhằm nâng cao năng suất rừng trồng, thì kỹ thuật lâm sinh nhằm nâng cao chất lượng rừng và rút ngắn chu kỳ kinh doanh cho mục tiêu gỗ xẻ là hết sức cần thiết.

(Tạp chí Khoa học Lâm nghiệp số 2 năm 2012, trang 2207-2215)

Tin mới nhất

Các tin khác

[logo-slider]