Kết quả nghiên cứu nhân giống cây Ươi (Scaphium lychnophorum (Hance) Pierre)

Trần Hữu Biển

Trung tâm Khoa học Sản xuất Lâm nghiệp Đông Nam Bộ

Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam

TÓM TẮT

Cây Ươi thuộc họ Trôm, là loài cây bản địa, phân bố rải rác trong rừng tự nhiên thuộc một số tỉnh miền Trung, Tây Nguyên và Đông Nam Bộ. Trung tâm Khoa học Sản xuất Lâm nghiệp Đông Nam Bộ đã tiến hành nghiên cứu nhân giống vô tính (hom, chiết) cho loài Ươi, thí nghiệm bao gồm 4 nghiệm thức xử lý thuốc kích thích ra rễ IBA – Indol Butyric Acid (0, 100, 200, 300ppm) với 3 lần lặp lại. Kết quả nghiên cứu cho thấy với nồng độ thuốc xử lý 300ppm IBA cho tỷ lệ ra rễ cao nhất, đạt 60,7% (hom giâm) và 25,1%(chiết cành).

Từ khoá: Cây Ươi (Scaphium lychnophorum (Hance) Pierre) , nhân giống bằng hom, chiết cành.

MỞ ĐẦU

Cây Ươi (Scaphium lychnophorum (Hance) Pierre) thuộc họ Trôm (Sterculiaceae) là loài bản địa mọc nhanh, gỗ lớn cao 20 – 35m, đường kính 50 – 100cm, thân thẳng vỏ nhiều xơ sợi, phân bố phân tán trong rừng tự nhiên ở một số tỉnh miền Trung, Tây Nguyên và Đông Nam Bộ . Ươi là cây đa mục đích song sản phẩm từ quả có giá trị kinh tế cao. Theo Lê Mộng Chân (1992):gỗ Ươi có đặc điểm mềm, nhẹ phù hợp làm gỗ dán lạng và đóng đồ dùng thông thường, vỏ hạt nhiều chất nhày làm đồ uống giải khát, nhân chứa chất béo ăn được. Theo Đỗ Tất Lợi ( 2004): hạt Ươi vị ngọt, có tác dụng thanh nhiệt, lợi cổ họng, giải độc, thường dùng chữa ho khan, cổ họng sưng đau, nôn ra máu, chảy máu cam.Do quả Ươi có giá trị cao trên thị trường nên hàng năm vào mùa quả chín, do thân thẳng, chiều cao dưới cành lớn 15 – 25m khó lấy quả, người dân vào rừng chặt cây để khai thác quả dẫn tới loài này đang giảm sút về số lượng và chất lượng; trong khi đó từ trước đến nay chưa có nghiên cứu nào nhằm cải thiện giống để có thể kinh doanh cây Ươi như loài cây ăn quả trong vườn rừng tạo sản lượng quả ổn định, thuận lợi thu hái, không chặt hạ cây, cũng như khả năng cung cấp gỗ duy trì nguồn gen và góp phần bảo vệ rừng.

Xuất phát từ những vấn đề trên, Trung tâm Khoa học Sản xuất Lâm nghiệp Đông Nam Bộ đã tiến hành nghiên cứu nhân giống vô tính cho loài cây này.

Cập nhật tại đây

Tin mới nhất

Các tin khác

[logo-slider]