Hội đồng nghiệm thu tổng kết cấp cơ sở các dự án Khuyến nông Trung ương.

Thực hiện Quyết định số: 744 /QĐ/KHLN-KH ngày 26/12/2019 của Giám đốc Viện về việc Thành lập Hội đồng Khoa học Công nghệ – Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam.  Ngày 18/02/2020, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam đã tổ chức họp Hội đồng nghiệm thu tổng kết cấp cơ sở các dự án Khuyến nông Trung ương.

1. Xây dựng mô hình trồng rừng thâm canh gỗ lớn Thông caribê

Tổ chức chủ trì: Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam

Chủ nhiệm dự án: TS. Phí Hồng Hải (2017 – 2019)

Địa điểm triển khai: Dự án triển khai tại 6 tỉnh thuộc 3 vùng

– Tây Bắc (2 tỉnh): Sơn La, Điện Biên

– Trung tâm (1 tỉnh): Lào Cai

– Tây Nguyên (3 tỉnh): Gia Lai, Kon Tum, Lâm Đồng

Mục tiêu

– Chuyển giao các giống mới Thông caribê xuất xứ Carwell (T473); Byfield (R482); Poptun3; và các tiến bộ kỹ thuật thâm canh rừng gỗ lớn trên các lập địa nghèo dĩnh dưỡng với tỷ lệ sống của rừng trồng 2 năm (18 tháng tuổi) từ 90-95% và rừng trồng 3 năm (30 tháng tuổi) từ 85-90%.

– Đáp ứng nhu cầu về nguyên liệu gỗ trong nước và xuất khẩu, tạo nguồn nguyên liệu ổn định phục vụ chế biến gỗ và nâng cao năng suất, chất lượng rừng trồng, tăng hiệu quả và thu nhập cho người trồng rừng.

Kết quả của Dự án:

– Xây dựng được 18 mô hình/26 điểm trình diễn, tổng diện tích là 520 ha mô hình trồng rừng thâm canh cung cấp gỗ lớn bằng các giống Thông caribê xuất xứ Carwell (T473); Byfield (R482); Poptun3; tại tỉnh Sơn La, Điên Biên, Lào Cai, Gia Lai, Kon Tum, Lâm Đồng. Đảm bảo hoàn thành kế hoạch cả về số lượng và chất lượng năng suất rừng trồng thâm canh với các giống giống Quốc gia và giống tiến bộ kỹ thuật tốc độ sinh trưởng vượt trên 20% so với giống đại trà tại địa phương.

– Rừng trồng 2 năm (18 tháng tuổi): Doo (cm) = 2-3; Hvn (m) = 0,9-1; Tỉ lệ sống (%): 90-95%; Rừng trồng 3 năm (30 tháng tuổi): Doo (cm) = 4-5; D1.3 (cm) = 2-3; Hvn (m) = 2-3; Tỉ lệ sống (%): 85-90%.

– Tổ chức hoạt động đào tạo tập huấn, tham quan, tổng kết, thông tin tuyên truyền nhằm phổ biến kết quả và nhân rộng mô hình (Tập huấn trong mô hình: 1.050 người/30 lớp; Tập huấn nhân rộng mô hình: 1.050 người/30 lớp; Hội thảo đầu bờ: 520 người/26 hội thảo; Panô quảng bá mô hình: 52panô).

Bước đầu dự án đã làm thay đổi ít nhiều nhận thức của người dân tại vùng triển khai dự án về việc sử dụng các giống mới (giống quốc gia, giống tiến bộ kỹ thuật), kỹ thuật thâm canh rừng trồng, kỹ thuật kinh doanh rừng gỗ lớn; Dự án có khả năng tự nhân rộng cao cũng như đáp ứng được yêu cầu của “Đề án Tái cơ cấu ngành Lâm nghiệp”


2. Xây dựng mô hình trồng rừng thâm canh gỗ lớn Keo lá tràm

Tổ chức chủ trì: Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam

Chủ nhiệm dự án: Ths. Nguyễn Tiến Linh (2017 – 2019)

Địa điểm triển khai: Dự án triển khai tại 7 tỉnh thuộc 3 vùng

– Bắc Trung Bộ (3 tỉnh): Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế

– Nam Trung Bộ (3 tỉnh): Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên

– Đông Nam Bộ (1 tỉnh): Đồng Nai

Mục tiêu

– Chuyển giao các giống mới và quy trình kỹ thuật trồng rừng thâm canh gỗ lớn Keo lá tràm vào sản xuất, với tỷ lệ sống của rừng trồng từ 90% trở lên; năng suất rừng trồng đạt 20 m3/ha/năm, tăng tối thiểu 20% so với mô hình sử dụng giống và quy trình thâm canh đại trà

– Góp phần từng bước đáp ứng nhu cầu về nguyên liệu gỗ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, tạo nguồn nguyên liệu ổn định phục vụ chế biến gỗ và nâng cao năng suất, chất lượng rừng trồng, tăng hiệu quả và thu nhập cho người trồng rừng kinh tế.

Kết quả của Dự án:

– Xây dựng được 660 ha với 18 mô hình/33 điểm trình diễn rừng trồng thâm canh cung cấp gỗ lớn bằng các giống Keo lá tràm dòng AA1, AA9, Clt7, Clt18, Clt26, Clt98; tại 7 tỉnh: Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Đồng Nai. Hoàn thành 100% kế hoạch cả về số lượng và chất lượng các nội dung dự án đề ra

– Quy mô dự án 660 ha; Chất lượng rừng trồng: Rừng trồng 2 năm (18 tháng tuổi): D00 (cm) = 4-6; D1,3 (cm) = 3-4; Hvn (m) = 4-6; Tỉ lệ sống (%): 90-95; Rừng trồng 3 năm (30 tháng tuổi): D00 (cm) = 7-9; D1,3 (cm) = 5-7; Hvn (m) = 7-8; Tỉ lệ sống (%): 85-90%.

– Cây trồng hiện sinh trưởng và phát triển tốt, tỷ lệ sống sau 12 – 30 tháng trồng đạt 87,0 – 94,0%, vượt 3,0 – 8,7% so với mô hình đại trà. Sinh trưởng chiều cao vút ngọn (Hvn – m) cây trồng sau 12 – 18 tháng tuổi giao động 3,9 – 5,1m, vượt 20,1 – 25,1% so với đại trà. Sau 25 – 30 tháng tuổi chiều cao vút ngọn giao động 6,0 – 8,0m, vượt 25,5 – 28,7% so với đại trà. Sinh trưởng đường kính D1.3 (cm) cây trồng 12 – 18 tháng tuổi giao động từ 2,9 – 4,0cm, vượt 20,1 – 21,5% so với mô hình đại trà. Sau 25 – 30 tháng tuổi, D1.3 (cm) giao động 5,2 – 6,0cm, vượt 25,3 – 32,3% so với đại trà.

– Tổ chức hoạt động đào tạo tập huấn, tham quan, tổng kết, thông tin tuyên truyền nhằm phổ bến kết quả và nhân rộng mô hình  (Tập huấn trong mô hình 660 hộ/33 lớp; Tập huấn nhân rộng mô hình và tham quan 1.050 người/35 lớp).

– Tổ chức 33 hội thảo đầu bờ/33 điểm trình diễn và xây dựng 66 pano/33 điểm trình diễn.

– Dự án đã thúc đẩy được các chủ rừng áp dụng kỹ thuật thâm canh, áp dụng tiến bộ kỹ thuật mới vào trồng rừng theo hướng cung cấp gỗ lớn. Đã có nhiều hộ gia đình mua cây giống của Viện và áp dụng kỹ thuật của dự án cho phần diện tích còn lại của gia đình.

Tin mới nhất

Các tin khác

[logo-slider]