Báo cáo tóm tắt đề tài: Nghiên cứu tuyển chọn thuốc và công nghệ bảo quản nứa nguyên liệu làm hàng thủ công mỹ nghệ phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu

Nguyễn Văn Đức I. ĐẶT VẤN ĐỀ Nứa là vật liệu tự nhiên, ngay sau khi khai thác cũng như quá trình sử dụng, nứa có thể bị các loài sinh vật như mốc, mọt gây hại, làm giảm phẩm chất, phá hỏng hàng hoá. Vì vậy, trong sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ tại các làng nghề, nứa nguyên liệu  được ngâm trong ao hồ từ 3-4 tháng để loại bỏ các chất chiết xuất là đối tượng thức ăn của sâu, nấm. Quá trình xử lý nứa đã làm tiêu tốn thời gian, gây ô nhiễm nguồn nước ao hồ. Xuất phát từ thực tế đó, đề tài … [Read more...]

Nghị định số 40/2014/NĐ-CP ngày 12/5/2014 của Chính phủ quy định việc sử dụng, trọng dụng cá nhân hoạt động khoa học và công nghệ

Ngày 12/5/2014, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 40/2014/NĐ-CP quy định việc sử dụng, trọng dụng cá nhân hoạt động khoa học và công nghệ.   Nghị định quy định việc đặc cách bổ nhiệm vào chức danh khoa học, chức danh công nghệ cao hơn không qua thi thăng hạng, không phụ thuộc năm công tác đối với người đang giữ hạng chức danh khoa học, hạng chức danh công nghệ tại các đơn vị sự nghiệp công lập có hoạt động khoa học và công nghệ, đáp ứng tiêu chuẩn của hạng chức danh cao hơn. Việc … [Read more...]

Kỹ thuật trồng Lim xanh

Tên khác: Lim Tên khoa học: Erythrophleum fordii Oliver Họ thực vật: Vang (Caesalpiniaceae) 1. Đặc điểm hình thái Cây gỗ lớn, cao 37-45m, đường kính có khi tới 2-2,5m, thường xanh. Gốc có bạnh vè, thân tròn, phân cành nhánh lớn, tán lá hình ô, dày, rộng. Vỏ màu nâu, bong vảy lớn, khi non có nhiều bì khổng. Lá kép lông chim 2 lần với 3-5 đôi cuống thứ cấp và mỗi cuống mang 9-15 lá chét hình trái xoan, đầu nhọn, gốc tròn. Hoa tự kép hình bông, dài 20-30cm, hoa nhỏ, màu trắng … [Read more...]

Báo cáo tóm tắt đề tài: Nghiên cứu kỹ thuật gây trồng một số loài cây bản địa có giá trị ở vùng khô hạn Ninh Thuận – Bình Thuận

TS. Phạm Thế Dũng I. ĐẶT VẤN ĐỀ VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU Nhiều năm qua, việc gây trồng các loài cây có giá trị kinh tế trên vùng đất Ninh Thuận, Bình Thuận đang gặp nhiều khó khăn. Đã có hàng ngàn ha rừng trồng bị chết  do khô hạn, còn lại cũng sinh trưởng rất kém. Do đó,việc tìm kiếm những loài cây bản địa có khả năng chịu được điều kiện khô hạn nhưng có gía trị kinh tế, có khả năng cải tạo môi trường, cải thiện tiểu vùng sinh thái cho phát triền nông nghiệp… là điều cần giải quyết … [Read more...]

Kỹ thuật trồng Lát hoa

Tên khác: Lát, Lát lông Tên khoa học: Chukrasia tabularis A.Juss Họ thực vật: Họ Xoan (Meliaceae) 1. Đặc điểm hình thái Cây gỗ lớn, cao 25-30m, đường kính tới 120-130cm. Thân thẳng, có bạnh vè lớn, cành rậm, vỏ mầu nâu nhạt nứt dọc. Lá kép lông chim một lần chẵn, lá chét 7-10 đôi mọc cách hoặc gần đối, hình trái xoan hoặc mũi mác. Hoa tự hình chùy, mọc đầu cành, nở tháng 4-5. Quả hình bầu dục, phân ô, mỗi ô có nhiều hạt chồng thành 2 hàng. Hạt dài 1-1,2cm rộng 0,4 cm. 2. … [Read more...]

Hội nghị quốc tế về “Sử dụng nguồn gỗ tốt: Xu hướng hiện tại và triển vọng tương lai”

Viện Khoa học và Công nghệ Gỗ Ấn Độ (IWST) sẽ tổ chức một Hội nghị quốc tế về “Sử dụng nguồn gỗ tốt: Xu hướng hiện tại và triển vọng tương lai” ở Bangalore, Ấn Độ từ ngày 21 đến 23 tháng 11 năm 2014. Tóm tắt được yêu cầu gửi trước ngày 31 tháng 7 năm 2014. Thông tin chi tiết và đăng ký tham dự xem tại Thông báo về hội nghị. ĐTHT … [Read more...]

Kỹ thuật trồng Keo lá liềm

Tên khác: Keo lưỡi liềm Tên khoa học: Acacia crassicarpa A.Cunn ex Benth     Họ thực vật: Trinh nữ (Mimosaceae) 1. Đặc điểm hình thái Dạng cây bụi đến cây gỗ nhỡ, khi sống trong những điều kiện lập địa thích hợp cây trở thành cây gỗ nhỡ với chiều cao đến 30m, nhưng đường kính ít gặp vượt quá 50cm. Tuy nhiên khi được trồng ở những nơi có điều kiện lập địa xấu như ở các đụn cát ven biển cây chỉ cao có 2-3m hoặc 5-6m ở nơi có điều kiện đất cát khá hơn. Thân cây thường thẳng, trong … [Read more...]

Thông báo bán đấu giá tài sản là rừng trồng thuộc trạm Thực nghiệm Lâm nghiệp Lang Hanh, xã Ninh Gia, huyện Đức Trọng, Tỉnh Lâm Đồng.

Căn cứ QĐ số 229/QĐ/KHLN-KH ngày 29/5/2014 của Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam về việc Phê duyệt thiết kế và cấp phép khai thác tận dụng gỗ, củi rừng trồng để lấy đất bố trí nhiệm vụ trồng rừng cho Viện Khoa học Lâm nghiệp Nam Trung Bộ và Tây Nguyên. Viện Khoa học Lâm nghiệp Nam Trung Bộ và Tây Nguyên thông báo tổ chức bán đấu giá tài sản là rừng trồng như sau: 1. Đặc điểm tài sản: Rừng trồng từ nguồn vốn tự có của đơn vị, diện tích 6,7 ha với các loài cây trồng Thông ba lá, Thông hai lá … [Read more...]

Báo cáo kết quả nghiên cứu đề tài: Nghiên cứu chọn giống và kỹ thuật gây trồng rừng thâm canh cây Sồi phảng (Lithocarpus fissus (Champ. ex Benth.) A.Camus) và Gáo trắng (Neolamarckia cadamba (Roxb.) Bosser) cung cấp gỗ lớn ở một số vùng trọng điểm.

Lê Minh Cường Trung tâm KHSXLN Đông Bắc Bộ 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Rừng chiếm một vị trí rất quan trọng trong đời sống xã hội, cung cấp gỗ và lâm đặc sản quý phục vụ cho nhu cầu cuộc sống con người. Rừng còn giữ vai trò phòng hộ, bảo vệ môi trường sinh thái. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của xã hội, rừng nước ta ngày càng bị thu hẹp về diện tích và giảm sút chất lượng. Theo kết quả điều tra đã được công bố, năm 1945 tổng diện tích rừng cả nước là 14,3 triệu hecta đạt tỷ lệ che phủ 43%, chủ yếu là … [Read more...]

Báo cáo tóm tắt đề tài: Nghiên cứu đặc điểm lâm học và đề xuất biện pháp kỹ thuật nuôi dưỡng, xúc tiến tái sinh và gây trồng rừng dẻ ăn hạt ở Tây Nguyên

ThS. Trần Lâm Đồng; ThS. Nguyễn Toàn Thắng (i). Đặt vấn đề Tây Nguyên là vùng có điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng, địa hình khá đa dạng vừa có khí hậu nhiệt đới, vừa có khí hậu á nhiệt đới, địa hình có sự chênh lệch về độ cao tạo điều kiện thuận lợi cho phân bố của nhiều loài dẻ, trong đó có một số loài dẻ ăn hạt. Dẻ ăn hạt là nhóm loài cây bản địa đa tác dụng và có giá trị kinh tế cao: gỗ có thể làm nhà, đồ gia dụng,... đặc biệt hạt dẻ là loại thực phẩm có giá trị. Tuy nhiên, những nghiên cứu … [Read more...]

[logo-slider]