Đánh giá sinh trưởng của các loài keo trồng trong mô hình trình diễn của dự án phát triển ngành lâm nghiệp tại tỉnh Thừa Thiên Huế

Hoàng Văn Thắng Nguyễn Toàn Thắng, Phan Minh Quang Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam TÓM TẮT Keo tai tượng, Keo lai trồng trong mô hình trình diễn ở các huyện Phong Điền, Hương Trà và Phú Lộc tỉnh Thừa Thiên Huế sau 2 năm cho thấy đều đạt tỷ lệ sống trên 95%. Sau 2 năm sinh trưởng của Keo lai mô đạt đường kính trung bình là 6,6cm và chiều cao trung bình là 7,3m, trong khi đó sinh trưởng trung bình của Keo lai hom là D1.3 = 6,1cm, Hvn = 6,6m và của Keo tai tượng là D1.3 = 6,0cm và Hvn … [Read more...]

Xây dựng mô hình tính toán sinh khối cây cá thể Thông ba lá ở huyện Hoàng Su Phì tỉnh Hà Giang

Vũ Tấn Phương Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam TÓM TẮT Để hỗ trợ cho việc xác định trữ lượng carbon của rừng trồng Thông ba lá, nghiên cứu tiến hành xây dựng mô hình toán và các hệ số chuyển đổi cho tính toán sinh khối làm cơ sở cho việc xác định khả năng hấp thụ carbon của rừng. Nghiên cứu tiến hành tại huyện Hoàng Su Phì tỉnh Hà Giang. Phương pháp chặt hạ và đo đếm trực tiếp sinh khối được áp dụng. Các cây chặt hạ được lựa chọn ở các lâm phần khác nhau, đại diện cho điều kiện đất … [Read more...]

Xác định đường carbon cơ sở cho rừng phục hồi sau nương rẫy tại Tương Dương, Nghệ An

Trần Quang Bảo Trường Đại học Lâm nghiệp TÓM TẮT Trồng rừng/tái trồng rừng theo cơ chế phát triển sạch đã và đang trở nên phổ biến ở nhiều nơi trên thế giới. Một trong những tiêu chí để quyết định đầu tư trồng rừng CDM hay không đó là đường carbon cơ sở. Để xác định được đường carbon cơ sở cần căn cứ vào diễn thế tự nhiên của thảm thực vật trên đất hoang hóa. Đối với rừng phục hồi sau nương rẫy ở Tương Dương – Nghệ An, thảm thực vật được chia theo số năm ngừng canh tác nương rẫy trong … [Read more...]

Kết quả bước đầu nghiên cứu nhân giống Chò xanh (Terminalia myriocarpa Huerch et M.A) tại Tây Bắc

Phạm Quang Tuyến, Bùi Thanh Hằng Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam TÓM TẮT Chò xanh (Terminalia myriocarpa Huerch et M.A) là cây gỗ lớn, mọc nhanh, gỗ cứng có vân và ánh đẹp. Quả Chò xanh chín và đạt tiêu chuẩn để thu hái vào tháng 12 hoặc tháng 1 năm sau. Đặc điểm nhận biết khi chín, quả có màu từ màu hồng tím sang màu vàng nhạt (chín thu hoạch). Hạt làm giống được bảo quản trong chum vại hoặc trong tủ lạnh ở nhiệt độ 0-50C, 5 tháng đầu sức nảy mầm hạt đã bắt đầu … [Read more...]

Hiện trạng và một số giải pháp phát triển nguồn tài nguyên tre nứa ở xã Vạn Mai, huyện Mai Châu, Hòa Bình

Phạm Thành Trang, Nguyễn Thị Thu Trường Đại học Lâm nghiệp TÓM TẮT Thành phần tre nứa tại Vạn Mai khá phong phú. Tại khu vực nghiên cứu có 8 loài tre nứa, thuộc 5 chi với hai dạng thân ngầm là mọc cụm và mọc tản. Trong đó có 5 loài phân bố tự nhiên. Nhiều loài có tiềm năng kinh tế do có thành tre dày, lóng dài, măng to và ngon. Tre nứa được người dân địa phương sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau như xây dựng, đan lát, thức ăn,... Đề tài đã đưa ra 3 nhóm giải pháp để phát triển nguồn … [Read more...]

Đa dạng thực vật ở khu bảo tồn sông Thanh, tỉnh Quảng Nam

Nguyễn Văn An Sở Tài nguyên – Môi trường Quảng Nam Nguyễn Nghĩa Thìn, Nguyễn Thị Kim Thanh Trường Đại học Khoa học Tự nhiên TÓM TẮT Hệ thực vật Khu bảo tồn thiên nhiên (BTTN) Sông Thanh có 854 loài, 507 chi, 144 họ. Với diện tích chỉ bằng 0,03% diện tích toàn quốc nhưng Khu BTTN Sông Thanh đã đóng góp cho các ngành thực vật Việt Nam một tỷ lệ đáng kể: ngành Thông đất (Lycopodiophyta) 8,77%; ngành Cỏ tháp bút (Equisetophyta) 50%; ngành Dương xỉ (Polypodiophyta) 7,14%; ngành Thông … [Read more...]

Đa dạng nguồn tài nguyên cây thuốc ở huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu

Hoàng Thanh Sơn, Nguyễn Hoàng Nghĩa Phạm Quang Tuyến, Trịnh Ngọc Bon Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam TÓM TẮT Tổng số loài cây thuốc điều tra trong khu vực huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu là 213 loài thuộc 169 chi, 83 họ của ba ngành thực vật. Trong đó, ngành Hạt kín có tới 206 loài chiếm 96,71%, ngành Dương xỉ có 6 loài chiếm 2,82% và ngành Thông đất có 1 loài chiếm 0,47%. Tám họ có số lượng loài lớn nhất là 78 loài chiếm 36,62% số loài và 51 chi chiếm 30,2% số chi trong khu vực … [Read more...]

Nghiên cứu lựa chọn chế độ sấy gỗ Đước làm nguyên liệu sản xuất ván sàn

Nguyễn Xuân Hiên, Đỗ Vũ Thắng Nguyễn Thị Minh Xuân Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam TÓM TẮT Trên cơ sở tìm hiểu lý thuyết về sấy gỗ xẻ, đề tài tiến hành thực nghiệm sấy thanh gỗ Đước ở ba chế độ sấy (40 - 600, 50 - 700, 60 - 800C) để lựa chọn một chế độ sấy có chất lượng gỗ sau sấy tốt nhất cho gỗ Đước làm nguyên liệu sản xuất ván sàn. Kết quả cho biết gỗ Đước ngay sau khi chặt hạ và cưa xẻ có độ ẩm ban đầu thấp (43,84 - 44,91 %). Trong và sau quá trình sấy, gỗ dễ bị nứt vỡ, số … [Read more...]

Nghiên cứu ảnh hưởng của tỷ lệ bột gỗ và nhựa PP (Polypropylen) đến tính chất Composite gỗ nhựa

Hà Tiến Mạnh, Nguyễn Bảo Ngọc, Nguyễn Đức Thành Đỗ Thị Hoài Thanh, Hà Thị Thu Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam Nguyễn Hải Hoàn Trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam TÓM TẮT Composite gỗ - nhựa (WPC) là vật liệu được tạo nên bởi sự pha trộn giữa bột gỗ và nhựa. Trong những năm gần đây, WPC được nghiên cứu thành công tại Mỹ và đã phát triển rất mạnh ở nhiều nước trên thế giới như Nhật, Mỹ, Phần Lan, Đức, Thụy điển, Nga, Trung Quốc. Lĩnh vực sử dụng WPC rất rộng rãi: Ván sàn, ván ốp … [Read more...]

Thành phần loài mối (Isoptera) và đặc điểm gây hại đối với rừng trồng bạch đàn và keo

Nguyễn Thị Bích Ngọc, Nguyễn Dương Khuê, Bùi Thị Thủy Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam TÓM TẮT Bạch đàn và keo là các loài cây trồng rừng chủ lực của Việt Nam. Mối (Isoptera) là đối tượng côn trùng hại có thể gây cây con bạch đàn và keo với tỷ lệ cao. Kết quả nghiên cứu bước đầu đã xác định thành phần loài mối và đặc điểm gây hại của chúng đối với rừng trồng bạch đàn Uro và keo lai tại các vùng trọng điểm gồm Đông Bắc, Tây Bắc, vùng Trung tâm và Tây Nguyên, với 310 mẫu mối và phân tích … [Read more...]

[logo-slider]