Một số đặc điểm quần thể và phân bố loài Thông hai lá dẹt (Pinus krempfii H.Lec) ở Lâm Đồng

Nguyễn Thành Mến Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Lâm sinh Lâm Đồng TÓM TẮT Thông 2 lá dẹt (Pinus krempfii H.Lec ) là loài thông đặc hữu của Việt Nam và có phân bố tập trung ở vùng Bidoup - Núi Bà, Cổng trời của Lâm Đồng, một số ít ở Chư Yang Sin- Đắc Lắc, Hòn Bà thuộc Khánh Hòa và vùng Núi Chúa thuộc tỉnh Ninh Thuận. Theo tiêu chuẩn phân loại của Sách đỏ Việt Nam loài này được xếp vào cấp V (Vulnerable) - Sẽ nguy cấp ( có thể bị đe dọa tuyệt chủng); và theo tiêu chuẩn IUCN được xếp vào … [Read more...]

Thành phần loài và đặc điểm phân bố của thực vật ngập mặn ở Thừa Thiên Huế

Hoàng Công Tín, Mai Văn Phô Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế   TÓM TẮT Thảm thực vật ngập mặn (TVNM) ở Rú Chá, khu du lịch Tân Mỹ, cửa sông Bù Lu và quanh đầm Lập An đã cấu thành nên hệ TVNM ở Thừa Thiên Huế, góp phần vào sự đa dạng sinh học ở vùng ven biển Thừa Thiên Huế. Tuy nhiên, đến nay chưa có công trình nghiên cứu nào công bố một cách đầy đủ về hiện trạng phân bố và thành phần loài TVNM ở đây. Vì vậy, bài báo này nhằm cung cấp dẫn liệu về thành phần loài và đặc điểm … [Read more...]

Đánh giá tính đa dạng di truyền các vườn giống vô tính Keo tai tượng bằng chỉ thị vi vệ tinh

Lê Sơn, Dương Thị Hoa, Hà Huy Thịnh Trung tâm Nghiên cứu Giống cây rừng Viện Khoa học Lâm Nghiệp Việt Nam TÓM TẮT Sử dụng các chỉ thị vi vệ tinh (microsatellite) để đánh giá tính đa dạng di truyền của 100 dòng vô tính trong các vườn giống Keo tai tượng tại Ba Vì (Hà Nội) và Cầu Hai (Phú Thọ) cho thấy các xuất xứ trong vườn giống có tính đa dạng di truyền với số alen trung bình là 3,078, số alen có hiệu lực là 2,731, tỷ lệ dị hợp tử quan sát là 0,495, tỷ lệ dị hợp tử mong đợi là … [Read more...]

Kết quả nghiên cứu xử lý chậm cháy cho gỗ Bạch đàn trắng bằng dung dịch Natri silicat

NguyễnĐức Thành, Vũ Đình Thịnh, Nguyễn Xuân Hiên Phòng Nghiên cứu Chế biến lâm sản Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam TÓM TẮT Gỗ Bạch đàn trắng (Eucalyptus camaldulensis Dehnh.) là một trong số loại gỗ rừng trồng được sử dụng phổ biến trong công trình xây dựng, giao thông, khai thác hầm mỏ, đồ mộc,… . Nhưng gỗ còn có nhược điểm chung là dễ cháy, nhất là ở độ ẩm thấp (độ ẩm sử dụng). Chính vì lý do đó mà việc phòng chống cháy cho gỗ và các vật liệu từ gỗ đã và đang được quan tâm đặc biệt. … [Read more...]

Nghiên cứu sử dụng gỗ tràm (Melaleuca cajuputi) làm nguyên liệu sản xuất ván MDF

Bùi Duy Ngọc Phòng Nghiên cứu Chế biến Lâm sản Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam TÓM TẮT Rừng Tràm có diện tích và trữ lượng lớn ở đồng bằng sông Cửu Long. Tuy nhiên hiện nay giá trị sử dụng của gỗ Tràm chưa cao. Việc nghiên cứu sử dụng gỗ Tràm (Melaleuca cajuputi) làm nguyên liệu sản xuất ván MDF là cần thiết. Gỗ Tràm có các chỉ tiêu chính như hàm lượng cellulose lớn hơn 30(%), kích thước xơ sợi dài, mịn tương đương với gỗ bạch đàn và gỗ Keo lai, nhiệt độ hóa mềm từ 1400C đến 2000C … [Read more...]

Một số kết quả nghiên cứu xây dựng vường giâm hom cây lâm nghiệp quy mô thôn bản tại Tây Nguyên

Tô Quốc Huy Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam TÓM TẮT Nhân giống cây rừng bằng hom là phương pháp phổ biến, thích hợp nhất với điều kiện kinh tế và trình độ sản xuất lâm nghiệp ở nước ta trong giai đoạn hiện nay. Cácnhà giâm hom (NGH) cây lâm nghiệp quy mô công nghiệp thường có kết cấu phức tạp, chi phí lớn, người dân khó sử dụng. Năm 2010, trên cơ sở các số liệu điều tra khảo sát thực trạng sản xuất cây trồng lâm nghiệp 5 tỉnh Tây Nguyên và các kết quả khảo nghiệm một sốthiết bị tưới, … [Read more...]

Đánh giá vai trò của hộ gia đình trong phục hồi rừng phòng hộ đầu nguồn vùng hồ thủy điện Hòa Bình

Hoàng Liên Sơn Phòng Nghiên cứu Kinh tế Lâm nghiệp Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam TÓM TẮT Kết quả nghiên cứu cho thấy, trong tổng số 86.979,8ha rừng và đất phòng hộ đầu nguồn (RPHĐN) cho khu vực hồ thủy điện Hòa Bình thì có tới 81.851,9ha, chiếm 94,1% tổng diện tích được giao cho hộ gia đình (HGĐ) quản lý. HGĐ tham gia vào hoạt động phục hồi RPHĐN trong dự án 661, Dự án 747 và dự án RENFODA. HGĐ đóng góp đất đai, công lao động và tham gia vào tất cả các hoạt động phục hồi … [Read more...]

Nghiên cứu vai trò của giới trong quản lý và phục hồi rừng cộng đồng tại xã Thượng Quảng, huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế

Lê Thị Diên Trường Đại học Nông Lâm Huế Võ Đình Tuyên Văn phòng Chính phủ TÓM TẮT Xã Thượng Quảng có diện tích rừng tự nhiên khá lớn 10.105,5ha, trong đó có 913,3ha diện tích rừng tự nhiên đã được giao cho nhóm hộ quản lý bảo vệ rừng. Kết quả nghiên cứu vai trò của giới trong quản lý và phục hồi rừng cộng đồng tại thôn 2 (người Katu) và thôn 6 (người Kinh) tại xã cho thấy: các thành viên của ban quản lý rừng cộng đồng ở cả hai thôn đều là nam giới, nữ giới chỉ là thành viên được … [Read more...]

Đánh giá sinh trưởng và hiệu quả kinh tế của rừng trồng Keo lai ở Quảng Trị

Trần Duy Rương Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam TÓM TẮT Keo lai được trồng thuần loài ở xã Cam Hiếu, huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị có khả năng sinh trưởng tốt, dòng Keo lai trồng bằng hạt là sinh trưởng kém, sản lượng rừng dao động từ 80,65 đến 161,14m3/ha/7 năm, trung bình là 134m3/ha, tăng trưởng trung bình năm là 19,24 m3/ha. Doanh thu dao động từ 37,29-91,942 triệu đồng/ha/7 năm, Keo lai trồng bằng hạt có doanh thu thấp nhất. Lợi nhuận ròng dao động từ 12,73 triệu đồng đến 38,79 … [Read more...]

Lập biểu thương phẩm cho một số loài cây khai thác chính rừng thường xanh ở Kon Hà Nừng-Gia Lai

Trần Hồng Sơn Trung tâm Lâm nghiệp Nhiệt đới TÓM TẮT Thực tế đã có nhiều công trình nghiên cứu lập biểu thể tích cây đứng rừng tự nhiên, tuy nhiên mới chỉ dừng lại ở mức cung cấp được về mặt số lượng (tổng thể tích cây đứng - trữ lượng rừng) chưa xác định được chất lượng và giá trị tài nguyên gỗ rừng tự nhiên (thể tích gỗ tròn, thể tích gỗ lớn thân cây). Tồn tại này có nhiều nguyên nhân, nhưng nguyên nhân chính là do chưa xây dựng được phương pháp điều tra trữ lượng sản phẩm (cốt lõi là lập … [Read more...]

[logo-slider]