Khoa học Công nghệ phục vụ trồng rừng trang trại

Thực tế sản xuất lâm nghiệp trong mấy năm vừa qua cho thấy bên cạnh các lâm trường quốc doanh có đầu tư kỹ thuật và vốn vào xây dựng rừng thì rừng của nông hộ trong đó có rừng trang trại cũng đã trở thành một vấn đề được dư luận quan tâm. Các chủ rừng trang trại thường là các hộ có đất, có ý thức phát triển sản xuất, chịu khó học hỏi nâng cao kiến thức, trình độ quản lý và áp dụng các tiến bộ kỹ thuật mới (giống mới, công nghệ mới v.v…) nên họ được coi là lực lượng có ý nghĩa trong quá trình … [Read more...]

Chọn giống bạch đàn chống chịu bệnh có năng suất cao

Trên thực tế, để giảm thiểu ảnh hưởng của bệnh không thể sử dụng biện pháp phòng trừ hoá học đối với các diện tích rừng trồng bị bệnh bởi vì diện tích bị bệnh thường rất rộng lớn, gây tốn kém về mặt kinh phí, thời gian, nhân lực và hơn nữa còn ảnh hưởng xấu đến môi trường sống nhưng kết quả thu được lại không cao như mong muốn. Một trong những biện pháp đã và đang được các khoa học trên toàn thế giới tiến hành là chọn giống cây trồng có khả năng kháng bệnh được thể hiện ở mức độ chống chịu với … [Read more...]

Ứng dụng xạ khuẩn Frankia trong trồng rừng Phi lao ven biển

Những năm gần đây việc sử dụng các loài vi sinh vật để sản xuất phân bón vi sinh cố định đạm không khí và phân giải phốt phát khó tan trong đất đã và đang là vấn đề được mọi người quan tâm. Ưu điểm chính của các loại phân vi sinh là giúp cho cây trồng sinh trưởng nhanh, đạt năng suất, chất lượng cao nhờ tận dụng được những chất hữu cơ và vô cơ có sẵn trong đất và không khí mà giá thành lại rẻ, giảm được ô nhiễm môi trường. Bên cạnh việc khai thác các nguồn lợi từ đất, người ta còn chú trọng đến … [Read more...]

Kết quả bước đầu chọn giống và nhân giống vô tính cây Hồi

Hồi (Ilicium verum Hook.F) là cây đa mục đích vừa có tác dụng che phủ bảo vệ đất vừa đem lại hiệu quả kinh tế cao. Tinh dầu hồi là nguyên liệu quí trong công nghiệp dược phẩm và thực phẩm. Hơn nữa, hồi là cây đặc hữu chỉ có ở một số nước trên thế giới nên tinh dầu hồi còn là mặt hàng xuất khẩu có giá trị. Hàng năm các nước trên thế giới đã tiêu thụ khoảng 25000 tấn tinh dầu, trong đó các nước Châu á tiêu thụ khoảng 28%, các nước Châu Mỹ tiêu thụ khoảng 40%, các nước Châu Âu 20%, còn lại ở các … [Read more...]

Kết quả phân tích đa dạng di truyền loài Gõ đỏ (Afzelia xylocarpa (Kurz) Craib.) bằng chỉ thị phân tử RAPD

Nguyễn Hoàng Nghĩa - Viện Khoa học Lâm nghiệp Nguyễn Đức Thành, Trần Thuỳ Linh - Viện Công nghệ sinh học I. MỞ ĐẦU Gõ đỏ (Cà te, Gõ cà te) có tên khoa học là Afzelia xylocarpa (Kurz) Craib (hoặc Pahudia xylocarpa Kurz) thuộc họ Đậu (Leguminosae), họ phụ Vang (Caesalpinoideae), là loài cây gỗ lớn, cao tới 30 m và đường kính đạt tới 80 - 100 cm. Cây sống trong rừng nhiệt đới thường xanh hay nửa rụng lá, có phân bố ở Kon Tum, Gia Lai, Đắc Lắc, Khánh Hoà và các tỉnh vùng Đông Nam Bộ. Phân bố … [Read more...]

Kết quả giâm hom hồng tùng phục vụ trồng rừng bảo tồn nguồn gen

Nguồn: Tạp chí Nông nghiệp &PTNT, 3/2004, 390 - 391 … [Read more...]

Nghiên cứu quan hệ di truyền của một số loài thuộc họ Dầu (Dipterocarpaceae) ở Việt Nam dựa trên đa hình ADN genome và lục lạp

Các loài cây họ Dầu (Dipterocarpaceae) phân bố nhiều ở khu vực ấn Độ, Malaixia, kéo dài từ đảo Seychelle qua ấn Độ đến Philippin, tất cả gồm có 13 chi và 470 loài. ở Việt Nam họ Dầu có 6 chi và khoảng trên 40 loài. Phía Nam từ Quảng Nam trở vào có 24 loài, khu vực miền Trung từ đèo Ngang đến đèo Hải Vân có 9 loài, ở miền Bắc có 5 loài và 1 loài có ở cả 3 vùng. Ngoài việc cung cấp gỗ, các loài cây họ Dầu còn cho một số sản phẩm khác dùng trong công nghiệp sơn và dầu bóng, trong dân gian nhân dân … [Read more...]

Danh sách các tiến bộ kỹ thuật đề nghị được công nhận năm 2008 của Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam

TT Tên tiến bộ kỹ thuật Tên tác giả Chỉ số năng suất, chất lượng, hiệu quả và vùng áp dụng I Đã được công nhận 1 Giống quốc gia bạch đàn lai nhân tạo EU27 Nguyễn Việt Cường và cộng sự Tam Thanh - Phú Thọ, Tân Lập - Bình Phước và những nơi có điều kiện sinh thái tương tự, đạt 21,9m3/ha/năm ở Tam Thanh, 40,3m3/ha/năm ở Tân Lập. 2 Giống quốc gia keo lai nhân tạo MA1 Nguyễn Việt Cường và cộng sự Ba Vì - Hà Nội, Bình Điền - Thừa Thiên Huế và những nơi có điều kiện sinh thái tương tự, đạt … [Read more...]

Nghịch lý giống cây rừng

Nguyễn Hoàng Nghĩa Viện Khoa học Lâm nghiệp VN I. Mở đầu. Với những cố gắng lớn lao về chọn giống và các biện pháp thâm canh mà năng suất rừng trồng đã tăng lên vượt bực, nhất là đối với bạch đàn (Eucalyptus) ở nhiều nước trên thế giới trong những năm vừa qua. Qua các số liệu tổng kết của Braxin thì có thể thấy năng suất tiềm năng của các rừng trồng bạch đàn đã tăng trên 5% mỗi năm qua một chu kỳ dài 30 năm ở nước này. Vào năm 1991, Campinhos đã phác thảo những bước tăng năng suất rừng … [Read more...]

Nhân giống một số loài cây rừng bằng phương pháp giâm hom và triển vọng trồng rừng của chúng

Tác giả: Trần Văn Tiến Nhân giống vô tính bằng phương pháp giâm hom đã và đang đưa vào sử dụng ngày một nhiều và đóng một vai trò không thể thiếu được trong công tác chọn giống, bảo tồn lài nguyên di truyền ở trên thế giới nói chung và nước ta nói riêng. Chính vì thế việc nghiên cứu nhân giống bằng hom là việc làm thiết thực nhằm góp phần đẩy nhanh sản xuất cây con bằng hom phục vụ cho việc trồng rừng. Đối với phương pháp giâm hom thì dễ dàng thực hiện, ít tốn kém đầu tư, dễ dàng mở rộng và … [Read more...]

[logo-slider]