Báo cáo tóm tắt đề tài: Nghiên cứu Phân hạng đất trồng rừng sản xuất một số loài cây chủ yếu ở các vùng trọng điểm

PGS.TS Ngô Đình Quế 2006-2008

Ths Đinh Thanh Giang 2009.

1. Tóm tắt.

Đề tài trọng điểm cấp Bộ: “Phân hạng đất trồng rừng sản xuất một số loài cây chủ yếu ở các vùng trọng điểm” được thực hiện trong 4 năm 2006- 2009.

2. Nội dung chủ yếu của đề tài:

1. Tổng hợp các tài liệu ở trong và ngoài nước, các kết quả trong nghiên cứu và sản xuất có liên quan.

2. Điều tra, đo đếm sinh trưởng rừng ngoài hiện trường, xây dựng bản đồ năng suất rừng trồng ở các cơ sở sản xuất. Nghiên cứu và đánh giá mối quan hệ giữa các yếu tố  đất đai với năng suất của các loại rừng và xác định các tiêu chuẩn phân hạng đất (Mỗi vùng lựa chọn 1- 2 khu vực đã trồng rừng, diện tích mỗi khu vực tối thiểu 500ha, xây dựng bản đồ tỷ lệ 1/10.000).

3. Xây dựng bản đồ độ thích hợp của một số loài cây trồng rừng chủ yếu  theo các yếu tố khí hậu, địa hình và đất đai cho từng vùng sinh thái trọng điểm (Bản đồ tỷ lệ 1/ 250.000).

4. Phân hạng và đánh giá mức độ thích hợp của các loài cây trồng chủ yếu với các hạng đất trong từng vùng sinh thái. Dự báo năng suất rừng trồng và mức đầu tư của từng loại cây trồng trên các hạng đất.

5. Xây dựng phần mềm đánh giá và phân hạng đất trồng rừng cho một số cây trồng rừng chủ yếu.

6. Thử nghiệm kết quả phân hạng đất và chạy phần mềm, xây dựng bản đồ ở các vùng trồng rừng, so sánh đánh giá kết quả (mỗi vùng một điểm và xây dựng một bản đồ tỷ lệ 1/10.000 theo quy trình và phần mềm phân hạng mới xây dựng).

7. Xây dựng quy trình điều tra, phân hạng đất đơn giản, dễ áp dụng.

8. Tập huấn kỹ thuật phân hạng đất và sử dụng phần mềm phân hạng.

 Phanhangdat

3. Kết quả đạt được.

Trên cơ sở điều tra thực địa, đánh giá sinh trưởng rừng trồng trên các dạng lập địa khác nhau đề tài đã xây dựng được 10 bảng phân hạng đất cấp vi mô cho 10 loài cây trồng rừng sản xuất tại 5 vùng lâm nghiệp trọng điểm, đánh giá hiệu quả kinh tế của rừng trồng của một số loại cây chính trên các hạng đất khác nhau, đã đề xuất căn cứ đầu tư trồng rừng sản xuất và xây dựng phần mềm đánh giá đất Lâm nghiệp (FOLES).

 

TT

Vùng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu chính

1

Trung tâm Bắc Bộ 3 loài: Bạch đàn Uro, Keo lai, Keo tai tượng.

2

Đông Bắc Bộ 4 loài: Thông nhựa, Thông mã vĩ, Keo lai, Keo tai tượng.

3

Bắc Trung Bộ 5 loài: Thông nhựa, Keo lai, Keo lá tràm, Keo tai tượng, Luồng.

4

Tây Nguyên 4 loài: Thông ba lá, Bạch đàn Uro, Keo lai, Keo lá tràm.

5

Đông Nam Bộ 5 loài: Keo lá tràm, Keo lai, Keo tai tượng, Dầu nước, Sao đen.

 

 

3.1. Nghiên cứu phân hạng đất cấp vĩ mô

Keo lai :          Vùng Đông Nam Bộ là vùng thích hợp nhất cho trồng Keo lai có diện tích đất rất thích hợp và thích hợp chiếm 94,88% diện tích đất trống và đất rừng trồng của vùng; tiếp sau đó là vùng Tây Nguyên có diện tích đất rất thích hợp và thích hợp chiếm 57,67%; ba vùng Trung tâm, Đông Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ ở mức thích hợp trung bình.

Keo tai tượng: Vùng Đông Nam Bộ là vùng thích hợp nhất cho trồng Keo tai tượng có diện tích đất rất thích hợp và thích hợp chiếm 94,88% diện tích đất trống và đất rừng trồng của vùng; tiếp sau đó là vùng Bắc Trung Bộ có diện tích đất rất thích hợp và thích hợp chiếm 36,98%; hai vùng Trung tâm, Đông Bắc Bộ ở mức thích hợp trung bình.

Keo lá tràm: Vùng Đông Nam Bộ là vùng thích hợp nhất cho trồng Keo lá tràm có diện tích đất rất thích hợp và thích hợp chiếm 94,64% diện tích đất trống và đất rừng trồng của vùng; tiếp sau đó là vùng Tây nguyên có diện tích đất rất thích hợp và thích hợp chiếm 57,54%; cuối cùng là Bắc Trung Bộ tổng diện tích đất rất thích hợp và thích hợp là 37%.

Luồng: ở vùng Bắc Trung Bộ : diện tích rất thích hợp trồng Luồng chiếm 3,15% diện tích đất trống và đất trồng rừng, diện tích đất thích hợp là 32,05%, diện tích ít thích hợp nhiều nhất chiếm 49,16% và diện tích hạn chế là 15,64%.

Thông nhựa:  ở vùng Đông Bắc Bộ và vùng Bắc Trung Bộ đều thích hợp cho trồng rừng Thông nhựa: có tổng diện tích rất thích hợp và thích hợp gần tương đương nhau (30- 40% diện tích đất trống và đất rừng trồng), diện tích ít thích hợp ở cả 2 vùng ~ 50%.

Thông mã vĩ:  ở vùng Đông Bắc Bộ, diện tích thích hợp chiếm 39,39% diện tích đất trống và đất trồng rừng, diện tích ít thích hợp nhiều nhất chiếm 52,76% và diện tích hạn chế là 7,85%.

Thông ba lá: Vùng Tây Nguyên diện tích rất thích hợp trồng Thông ba lá là không đáng kể chỉ chiếm 1,95% diện tích đất trống và đất trồng rừng, diện tích đất thích hợp nhiều nhất chiếm 61,58%, diện tích ít thích hợp chiếm 25,48% và diện tích hạn chế là 10,99%.

Sao đen và Dầu nước vùng Đông Nam Bộ:  Diện tích rất thích hợp trồng Sao đen chiếm 29,57% diện tích đất trống và đất trồng rừng, diện tích đất thích hợp là nhiều nhất chiếm 66,33%, diện tích ít thích hợp là 3,97% và diện tích hạn chế rất ít không đáng kể (0,13%)

– Diện tích rất thích hợp trồng Dầu nước chiếm 31,72% diện tích đất trống và đất trồng rừng, diện tích đất thích hợp nhiều nhất chiếm 64,41%, diện tích ít thích hợp chiếm 3,74% và diện tích hạn chế không đáng kể (15,64%).

 

3.2. Kết quả phân hạng đất cấp vi mô và hiệu quả kinh tế rừng trồng

Bảng 1: Bảng đề xuất tiêu chuẩn phân hạng đất cho trồng rừng Keo lai

Hạng đất

Loại đất

Độ dốc

(0)

Độ dày

(cm)

Dung trọng

(g/cm3)

Thực bì

Hữu cơ (%)

Hạng 1

Fu, Xp, Fk, D, Ff

< 15

> 70

< 1,1

Ic, Ib1

> 4

Hạng 2

Xp,Fp, Fs

15- 25

50 -70

1,1- 1,3

Ib2,Ib1

3- 4

Hạng 3

Xs, FS,  Fq

25 – 35

30- 50

1,3- 1,4

Ia,Ib2

2 -3

Hạng 4

E, Fq

> 35

<30

> 1,4

Ia

<2

 

 

 

 

Bảng 2: Năng suất Keo lai theo hạng đất ở mỗi vùng nghiên cứu

Hạng đất

Năng suất theo vùng nghiên cứu

(m3/ha/năm)

Trung tâm

Đông Bắc Bộ

Bắc Trung Bộ

Tây Nguyên

Đông Nam Bộ

Hạng 1

> 20

> 18

> 18

> 22

> 25

Hạng 2

15- 20

15- 18

15- 18

18- 22

20- 25

Hạng 3

10- 15

10- 15

10- 15

15- 18

15- 20

Hạng 4

< 10

< 10

< 10

< 15

< 15

Bảng 3: Hiệu quả kinh tế của rừng trồng Keo lai ở các vùng nghiên cứu

Hạng đất

Doanh thu từ rừng (đồng/ha)

Tổng chi phí tạo rừng (đồng/ha)

NPV (đồng/ha)

NPV/năm (đồng/ha/ năm)

IRR          (%)

Số năm hoàn vốn (năm)

Hiệu suất đầu tư (lần)

I

52.157.245

10.458.518

35.203.560

5.654.508

34,47

2,71

3,22

II

39.617.590

10.555.166

24.058.279

3.822.845

27,80

3,29

2,46

III

29.066.382

10.856.037

14.428.019

2.230.737

19,47

4,60

1,90

IV

26.630.833

10.787.673

3.345.510

477.930

11,33

5,06

1,70

 

Bảng 4: Bảng đề xuất tiêu chuẩn phân hạng đất cho trồng rừng Keo tai tượng

Hạng đất/ cấp năng suất

Loại đất

Độ dốc

(0)

Độ dày

(cm)

Dung trọng

(g/cm3)

Thực bì

Hữu cơ (%)

Hạng 1

Fu, Xp, Fk, D

< 10

> 70

< 1,1

Ib1, Ic

> 4

Hạng 2

Xp,Fa, Fp

10- 15

50- 70

1,1- 1,2

Ib2,Ib1

3-4

Hạng 3

Xs, Fa,  Fq,  Fp

15 – 25

30- 50

1,2- 1,3

Ia,Ib2

2 -3

Hạng 4

Fq, E

>25

<30

> 1,3

Ia

<2

 

Bảng 5: Năng suất theo hạng đất ở mỗi vùng nghiên cứu

Hạng đất

Năng suất theo vùng nghiên cứu

(m3/ha/năm)

Trung tâm

Đông Bắc Bộ

Bắc Trung Bộ

Tây Nguyên

Đông Nam Bộ

Hạng 1

> 18

> 15

> 15

> 20

Hạng 2

15- 18

13- 15

13- 15

15- 20

Hạng 3

10- 15

10- 13

10- 13

10- 15

Hạng 4

< 10

< 10

< 10

< 10

 

 

 

 

 

Bảng 6: Hiệu quả kinh tế của rừng trồng Keo tai tượng ở các vùng nghiên cứu

Hạng đất

Doanh thu từ rừng (đồng/ha)

Tổng chi phí tạo rừng (đồng/ha)

NPV (đồng/ha)

NPV/năm (đồng/ha/ năm)

IRR          (%)

Số năm hoàn vốn (năm)

Hiệu suất đầu tư (lần)

I

52.418.721

13.579.177

38.839.544

4.636.452

27,02

3,98

3,19

II

34.485.669

13.294.102

21.191.567

2.629.560

21,82

5,00

2,08

III

26.508.212

13.581.765

12.926.447

1.619.637

18,33

6,03

1,58

IV

13.301.938

13.092.027

209.911

27.016

6,86

15,10

1,03

Ghi chú:  Với chu kỳ 8 năm ở các vùng Trung tâm, Đông Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ và Đông Nam Bộ

 

Bảng 7: Bảng đề xuất tiêu chuẩn phân hạng đất cho trồng rừng Keo lá tràm

Hạng đất/ cấp năng suất

Loại đất

Độ dốc

(0)

Độ dày

(cm)

Dung trọng

(g/cm3)

Thực bì

Hữu cơ (%)

Hạng 1

D, Fs, Ff, Fk , Fu, Xp, Fp

< 15

> 70

< 1,2

Ib1, Ic

> 3

Hạng 2

Xp,Fs, Fp

15-  25

50- 70

1,2- 1,3

Ib2, Ib1

2- 3

Hạng 3

Xs, Fa,  Fq

25 – 35

30- 50

1,3-1,4

Ia, Ib2

1- 2

Hạng 4

E, Fq, M

> 35

< 30

>1,4

Ia

<1

 

Bảng 8: Năng suất Keo lá Tràm theo hạng đất ở mỗi vùng nghiên cứu

Năng suất theo vùng nghiên cứu

(m3/ha/năm)

Bắc Trung Bộ

Tây Nguyên

Đông Nam Bộ

Hạng 1

> 14

> 18

> 20

Hạng 2

9- 14

15- 18

15- 20

Hạng 3

6- 9

10- 15

10- 15

Hạng 4

< 6

< 10

< 10

 

Bảng 9: Hiệu quả kinh tế của rừng trồng Keo lá tràm ở các vùng nghiên cứu

Hạng đất

Doanh thu từ rừng (đồng/ha)

Tổng chi phí tạo rừng (đồng/ha)

NPV (đồng/ha)

NPV/năm (đồng/ha/ năm)

IRR          (%)

Số năm hoàn vốn (năm)

Hiệu suất đầu tư (lần)

Hạng 1

94.742.258

14.036.134

72.048.791

6.704.805

23,91

4,46

4,11

Hạng 2

65.843.733

13.352.150

37.912.250

3.657.372

19,29

5,49

2,94

Hạng 3

53.018.175

14.049.201

25.623.641

2.419.297

16,90

6,39

2,43

Hạng 4

26.099.500

13.129.265

906.735

13.752

11,00

6,80

1,82

Ghi chú: tính trung bình với chu kỳ 12 năm cho ở 3 vùng Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên và Đông Nam Bộ.

Bảng 10: Bảng đề xuất tiêu chuẩn phân hạng đất cho trồng rừng Bạch đàn urophylla vùng Trung tâm

Hạng đất

Loại đất

Độ dốc

(0)

Độ dày (cm)

Dung trọng (g/cm3)

Thực bì

Hữu cơ (%)

Hạng 1

Ff, Fp, Fs, Fk, Fu

< 15

> 70

0,9- 1,1

Ic, Ib1

> 4

Hạng 2

Ff, Fq, Fs

15-  25

50- 70

1,1- 1,3

Ib1, Ib2

3- 4

Hạng 3

Fq, Fa

25 – 35

30- 50

1,3- 1,4

Ib2, Ia

2- 3

Hạng 4

E, H

> 35

< 30

>1,4

Ia*, Ia

< 2

 

Bảng 11: Năng suất Bạch đàn Uro theo hạng đất ở mỗi vùng nghiên cứu

Hạng đất

Năng suất theo vùng nghiên cứu

(m3/ha/năm)

Trung tâm

Đông Bắc Bộ

Bắc Trung Bộ

Tây Nguyên

Đông Nam Bộ

Hạng 1

> 22

> 24

Hạng 2

17- 22

18- 24

Hạng 3

12- 17

12- 18

Hạng 4

< 12

< 12

 

Bảng 12: Hiệu quả kinh tế của trồng rừng Bạch đàn Uro vùng Trung tâm

Hạng đất

Doanh thu từ rừng (đồng/ha)

Tổng chi phí tạo rừng (đồng/ha)

NPV (đồng/ha)

NPV/năm (đồng/ha/ năm)

IRR (%)

Số năm hoàn vốn (năm)

Hiệu suất đầu tư (lần)

I

32.682.275

11.692.867

20.989.408

3.293.372

23,33

4,29

2,79

II

20.599.860

11.432.496

9.167.364

1.611.825

17,40

5,75

1,80

III

17.310.281

11.485.934

5.824.348

938.992

14,41

7,00

1,50

IV

8.829.195

11.573.439

-2.744.244

-455.633

2,48

-21,32

0,76

 

Bảng 13: Bảng đề xuất tiêu chuẩn phân hạng đất cho trồng rừng Luồng

Hạng đất/ cấp năng suất

Loại đất

Độ dốc (0)

Độ dày (cm)

TPCG

Thực bì

Hữu cơ (%)

Hạng 1: Dtb = 10-12cm /10 năm

Fs, Fp,D

< 15

> 70

T1,T2

IIIa, IIb

>4

Hạng 2: Dtb =  8-10cm / 10 năm

Ff, Fs, Fa

15-  25

50- 70

T3

IIa, IIb

2- 4

Hạng 3: Dtb = 6- 8 cm / 10 năm

Fa, Fq, Fv

25 – 35

30-50

T3,T4

Ic, Ib1,Ib2

1- 2

Hạng 3: Dtb <6 / 10 năm

C, E

> 35

< 30

T4

Ia

< 1

 

Bảng 14: Bảng hiệu quả kinh tế luồng

Hạng đất

Tổng doanh thu

(đồng/ha)

Tổng chi phí (đồng/ha)

NPV (đồng/ha)

NPV/năm (đồng/ha/ năm)

IRR (%)

Số năm hoàn vốn (năm)

Hiệu suất đầu t­ư (lần)

I

51.277.902

4.168.748

47.109.154

4.710.915

41

2,44

12

II

46.463.620

4.168.748

42.294.872

4.229.487

35

2,86

11

III

27.331.808

4.168.748

23.163.060

2.316.306

33

3,08

7

 

Bảng 15: Bảng đề xuất tiêu chuẩn phân hạng đất cho trồng rừng Thông nhựa

Hạng đất/ cấp năng suất

Loại đất

Độ dốc

(0)

Độ dày tầng đất

(cm)

Dung trọng (g/cm3)

Thực bì

Hữu cơ (%)

Hạng 1: Cấp năng suất > 8m3/ha/năm

Fq, Fa

< 25

> 50

1,0- 1,2

Ia*, Ib1

> 3

Hạng 2: Cấp năng suất 5- 8 m3/ha/năm

Fs,Fq, Fa, Ff

25- 35

30- 50

1,2- 1,3

Ib1, Ic

2- 3

Hạng 3: Cấp năng suất <5m3/ha/năm

Fs,  Fq,  Fa

> 35

< 30

1,3- 1,5

Ia, Ib2

1- 2

Hạng 4: Không trồng

E, Fv,C

> 35

Trơ sỏi đá

> 1,5

Ia

< 1

pHKCl > 5,5

 

Bảng 16: Năng suất Thông nhựa theo hạng đất ở mỗi vùng nghiên cứu

Hạng đất

Năng suất theo vùng nghiên cứu

(m3/ha/năm)

Đông Bắc Bộ

Bắc Trung Bộ

Hạng 1

> 8

> 10

Hạng 2

5- 8

6- 10

Hạng 3

< 5

< 6

 

Bảng 17: Hiệu quả kinh tế của rừng trồng Thông nhựa

Hạng đất

Doanh thu từ rừng (đồng/ha)

Tổng chi phí tạo rừng (đồng/ha)

NPV (đồng/ha)

NPV/năm (đồng/ha/ năm)

IRR          (%)

Hiệu suất đầu tư (lần)

I

243.990.596

16.299.995

227.690.602

7.003.300

30,98

12,88

II

177.810.477

12.938.765

164.871.712

6.510.262

20,25

9,09

III

94.913.108

13.984.657

80.928.618

3.025.065

14,05

7,68

Ghi chú: tính cho chu kỳ 30 năm ở vùng Đông Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ

 

 

 

 

Bảng 18: Bảng đề xuất tiêu chuẩn phân hạng đất cho trồng rừng Thông mã vĩ vùng Đông Bắc Bộ

Năng suất/Hạng đất

Loại đất

Độ dốc

(0)

Độ dày tầng đất

(cm)

Dung trọng (g/cm3)

Thực bì

Hạng 1: Cấp năng suất >11 m3/ha/năm

 Fq, Fa, Fp

< 15

> 50

1,0- 1,2

Ia*, Ib1

Hạng 2: Cấp năng suất 8- 11 m3/ha/năm

FS, Fq, Fa, Ff

15-  25

30- 50

1,2- 1,3

Ia*, Ib2,Ib1

Hạng 3: Cấp năng suất 5- 8 m3/ha/năm

Fs,Fa, Ff

25 – 35

< 30

1,3- 1,5

Ia, Ib2

Hạng 4: Cấp năng suất < 5 m3/ha/năm

C, E, Fv

> 35

Trơ sỏi đá, thoát nước kém

> 1,5

Ia

pHKCl > 5,5

 

Bảng 19: Hiệu quả kinh tế rừng trồng Thông mã vĩ

Hạng đất

Doanh thu

(đồng/ha)

NPV (đồng/ha)

NPV/năm /ha

IRR (%)

Số năm hoàn vốn (năm)

Hiệu suất đầu tư (lấn)

I

144.122.457

119.896.784

5.449.854

19

5,2

5,95

II

118.262.964

89.668.778

4.075.854

16

6,1

4,14

III

88.730.088

57.341.638

2.606.438

14

7,3

2,83

Bảng 20: Bảng đề xuất tiêu chuẩn phân hạng đất cho trồng rừng Thông ba lá vùng Tây Nguyên

Hạng đất/ cấp năng suất

Loại đất

Độ dốc

(0)

Độ dày tầng đất

(cm)

Dung trọng (g/cm3)

Thực bì

Hạng 1: Cấp năng suất >12m3/ha/năm

Fa,Fq

< 15

> 70

0,9- 1,1

Ia*, Ib1

Hạng 2: Cấp năng suất 10- 12 m3/ha/năm

Fs, Fq, Fk

15-  25

50- 70

1,1- 1,2

Ia*, Ib2,Ib1

Hạng 3: Cấp năng suất 8- 10m3/ha/năm

Ff, Fs, Fq

25 – 35

30-50

1,2- 1,4

Ia, Ib2

Hạng 4: Cấp năng suất < 8m3/ha/năm

E, Ff, Fk*

> 35

< 30

> 1,4

Ia

 

Bảng 21: Hiệu quả kinh tế trồng rừng Thông ba lá

Hạng đất

Doanh thu

NPV/ha

NPV/năm

IRR (%)

Số năm hoàn vốn

Hiệu suất đàu tư

1

308.086

113,67

7,58

23

3.85

7.70

2

212.960

76,31

5,08

20

4.32

7.51

3

185.018

62.57

4,17

18,5

8.70

6.55

 

 

 

Bảng 22: Bảng đề xuất tiêu chuẩn phân hạng đất cho trồng rừng Sao đen và Dầu nước vùng Đông Nam Bộ

Hạng đất/ cấp năng suất

Loại đất

Độ dốc

(0)

Độ dày

(cm)

Dung trọng

(g/cm3)

Thực bì

Hữu cơ (%)

Hạng 1: Cấp năng suất >10m3/ha/năm

Fu, X, Fp

< 15

> 70

< 1,1

Ic

> 4

Hạng 2: Cấp năng suất 8 – 10 m3/ha/năm

X,Fq, Fp, Fa

15- 25

50- 70

1,1- 1,2

Ib2, Ib1

3- 4

Hạng 3: Cấp năng suất 6-8 m3/ha/năm

Xs, FS,  Fq,  FP

25- 35

30- 50

1,2- 1,3

Ia, Ib2

2- 3

Hạng 4: Cấp năng suất <6 m3/ha/năm

E, Fq

> 35

< 30

>1,3

Ia

< 2

 

3.3. Phần mềm đánh giá đất lâm nghiệp FOLES

Phần mềm có thiết kế giao diện thân thiện, dễ sử dụng, dễ chuyển giao. Người dùng không cần có kiến thức về GIS vẫn dễ dàng sử dụng chương trình thông qua các bước hướng dẫn đơn giản được thiết kế theo dạng vòng khép kín. Toàn bộ hệ thống tính toán bản đồ, xây dựng báo cáo, tạo bản in đều được tự động hóa, từ đó tạo ra hai lợi ích cho người dùng: i) giảm thiểu công sức để tạo các bản đồ / báo cáo thành quả, vốn là phần rất tốn thời gian trong các dự án quy hoạch, qua đó người dùng có thể tập trung hơn vào việc nghiên cứu kết quả đầu ra, xem xét và lựa chọn các mô hình canh tác, kinh doanh rừng hiệu quả; ii) có được bộ kết quả bản đồ, báo cáo theo tiêu chuẩn tránh được các nhầm lẫn không đáng có về bản đồ học, về địa danh, về chính tả.

Tin mới nhất

Các tin khác

[logo-slider]