Báo cáo kết quả đề tài: Nghiên cứu giải pháp kỹ thuật cải thiện môi trường tiểu khí hậu trong nhà giâm hom cây giống lâm nghiệp

(Thuộc đề tài: “ Nghiên cứu một số giải pháp kỹ thuật nhằm cải thiện môi trường nhân giống cây rừng bằng hom cành cho các nhà giâm hom trong vùng chịu ảnh hường của gió Lào và gió mùa Đông Bắc – Đề tài cấp cơ sở 2005 – 2008).

         Lê Xuân Phúc và các CTV

        Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam

1- Đặt vấn đề

Ngày nay, ở nước ta nhu cầu cây giống chất lượng cao cho trồng rừng nguyên liệu, phòng hộ và bảo tồn ngày càng lớn. Phương pháp gieo hạt truyền thống đơn giản, chi phí rát thấp nhưng không thể đáp ứng được yêu cầu. Nhân giống bằng mô đáp ứng được song đòi hỏi công nghệ cao, giá thành sản xuất rất lớn, hiện nay mới áp dụng trong nghiên cứu thử nghiệm và sản suất giống cho trồng vườn vật liệu giâm hom. Nhân giống bằng hom (giâm hom) tuy phụ thuộc nhiều vào đặc tính di truyền của cây mẹ và điều kiện khí hậu, mùa vụ song không cần công nghệ cao, đảm bảo tính di truyền đầy đủ, dễ sản xuất với số lượng lớn, nên rất phù hợp với điều kiện sản xuất lâm nghiệp ở nuớc ta.

Công nghệ giâm hom phụ thuộc rất nhiều vào môi trường ra rễ như: nhiệt độ, độ ẩm không khí và giá thể giâm, cường độ ánh sáng,..

Nhiều loại nhà kính hiện đại đã được nhập nội để sản xuất hoa, rau quả và được thử nghiệm giâm hom cây lâm nghiệp song các thiết bị này chỉ sử dụng hiệu quả vào mùa đông cho nhiều loài cây nông nghiệp, không phù hợp với công nghệ giâm hom cây lâm nghiệp. Đặc biệt khi nắng nóng, nhiệt độ không khí trong nhà kính tăng cao, độ ẩm không khí giảm thấp, mặc dù đã có hệ thống điều hoà nhiệt độ và thông gió cưỡng bức hoạt động hết công suất làm tăng chi phí sản xuất rất lớn song vẫn không tạo được môi trường giâm hom (MTGH) phù hợp. Tỷ lệ hom ra rễ đạt thấp hơn cả khi giâm trong các nhà giâm hom (NGH) đơn giản được nghiên cứu trong nước. Ngoài ra, điều kiện sử dụng khắt khe, nhất là chất lượng nguồn điện, nguồn nước trong khi điều kiện kinh tế, trình độ quản lý và chuyên môn kỹ thuật của hầu hết các cơ sở sản xuất lâm nghiệp trong nước chưa đáp ứng được yêu cầu để sử dụng hiệu quả.

Các NGH được nghiên cứu trong nước có kết cấu đơn giản, chi phí sản xuất thấp song cũng chỉ giâm hom đạt tỷ lệ ra rễ cao cho một số loài cây rừng không khó ra rễ trong thời gian rất ngắn trong năm (4 – 6 tháng) khi nắng nhiều, không quá nóng, không giâm hom được trong giai đoạn lạnh, mây mù, mưa phùn kéo dài. Nhược điểm lớn nhất ở các NGH trong nước là không điều tiết được tiểu khí hậu  thích hợp cho giâm hom cây lâm nghiệp khi khí hậu thời tiết khắc nghiệt và biến động nhất là do ảnh hưởng của gió Lào và gió mùa Đông Bắc ở các tỉnh phía Bắc (từ Huế trở ra).

-Hệ thống che sáng của các NGH hiện có cố định, không điều chỉnh được các mức che tùy thuộc thời tiết. Các tấm nhựa che trên mái và vách của NGH được cố định vào khung thép, nhanh bị ố bẩn do lão hóa của vật liệu rêu mốc và bụi bám. Nilon phủ vòm che luống giâm để làm tán xạ đều ánh sáng trên mặt luống giâm và giữ ẩm cho MTGH rất nhanh bị ố bẩn do bụi đất, lão hóa và gỉ sắt từ khung thép vòm che luống. Các yếu tố này đã gây ra thiếu sáng trầm trọng trong MTGH khi nắng yếu, trời mưa và mây mù.

-Kết cấu các luống giâm không hợp lý, không đảm bảo thoát nước tưới dư nên gây ra úng nước cục bộ cho các bầu ươm cây. Đường đi trong nhà giâm và giữa các luống giâm rộng quá mức cần thiết và các luống giâm chỉ có 1 tầng trong khi ánh sáng cần thiết cho quá trình quang hợp của hom chỉ là ánh sáng tán xạ có cường độ tương đương nhu trong bóng râm do vậy tỷ lệ diện tích sử dụng cho giâm hom trên tổng diện tích NGH rất thấp (chỉ đạt 45 – 55 %)

-Hệ thống tưới (HTT) phun sương tạo ẩm cho không khí và giá thể giâm (đất bầu) không đảm độ phun tơi sương mù và độ đều lượng tưới trên mặt luống giâm dẫn tới hom chết nhiều do khô héo (khi thiếu nước) và bệnh (do thừa nước). Việc chọn loại máy bơm, ống dẫn và kết cấu lắp ghép HTT không hợp lý dẫn tới quá thừa bền, thùa công suất máy, tăng chi phí (ống thép mạ kẽm) hoặc quá thiếu bền làm hệ thống nhanh bị hư hỏng (ống dẫn nhựa uPVC cấp chất lượng thấp) song chất lượng tưới phun sương không đạt

– Nhiệt độ không khí MTGH quá lớn khi nắng nóng hoặc quá thấp khi trời lạnh

Trong khi đó, chưa có đủ cơ sở khoa học cho việc tính toán thiết kế các hệ thống điều tiết các thông số tiểu khí hậu MTGH trong các NGH lâm nghiệp để phù hợp vói dặc điểm khí hậu nhiệt đới nhất là vùng khí hậu gió Lào, gió mùa Đông Bắc rất khắc nghiệt và biến động mạnh. Vì vậy nghiên cứu này nhằm góp phần tạo ra loại NGH cải tiến khắc phục tồn tại trên đây với kết cấu đơn giản, chi phí hợp lý và phù hợp vói điều kiện kinh tế, trình độ sản xuất của các cơ sở sản xuất giống lâm nghiệp trong nước.

Nghiên cứu được tiến hành từ 2005 – 2008 tại Trạm Nghiên cứu Thực nghiệm Giống cây rừng Ba Vì (thuộc Trung tâm Nghiên cứu Giống cây rừng) và Trung tâm KHSX Lâm nghiệp vùng Bắc Trung Bộ (Quảng Trị)

2- Nội dung, vật liệu và phương pháp nghiên cứu

2.1- Nội dung nghiên cứu

– Nghiên cứu cải tiến hệ thống che sáng (phía trên và xung quanh NGH) thành hệ thống che di động để điều chỉnh được các mức che sáng tùy thuộc thời tiết, tăng khả năng thông gió tự nhiên giảm nhiệt độ không khí trong NGH khi nắng nóng

– Nghiên cứu cải tiến kết cấu luống giâm hom khắc phục sự úng nước cục bộ và cải tiến vòm nilon che sáng, giữ ẩm cho MTGH nhằm tăng sự thuận tiện trong quá trình sử dụng, giảm nhiệt độ không MTGH khi trời nóng và chống ố bẩn nilon do gỉ sắt

– Nghiên cứu, thiết lập cơ sở tính toán các thông số cơ bản của HTT phun sương (bể chứa nước, máy bơm, vòi phun, ống dẫn) nhằm tăng chất lượng tưới phun sương tạo ẩm cho MTGH, giảm nhiệt độ không khí trong NGH trời nóng bằng hơi nước, làm mát nước tưới (trong mùa hè) hoặc làm ấm nước tưới (trong mùa Đông) một cách tự nhiên

– Nghiên cứu hệ thống thông gió cưỡng bức làm mát MTGH khi nắng nóng, hâm nóng MTGH khi trời lạnh

– Nghiên cứu luống giâm hom nhiều tầng (thêm 1 – 2 tầng) lắp đặt trên các luống giâm hom thông dụng  để tăng diện tích giâm hom.

– Xây dựng mô hình NGH thí nghiệm (kế thừa nghiên cứu trước và áp dụng các kết quả nghiên cúu trên)

– Thí nghiệm đối chứng về khả năng điều tiết MTGH, khả năng giâm hom giữa NGH thí nghiệm và NGH đối chứng (phổ biến trong sản xuất) trong các điều kiện khí hậu thời tiết khắc nghiệt nhất (nắng nóng gió Lào, lạnh và mây mù, mua phùn kéo dài)

        2.2- Vật liệu, thiết bị nghiên cứu

–      Một số loại vòi tưới nước dạng phun sương thông dụng trong lâm nghiệp, máy bơm nước dân dụng áp thấp, một số loại ống dẫn nước (thép mạ kẽm, uPVC)

–      Lưới che sáng chuyên dụng Trung Quốc, nilon trong suốt, tấm che composite (Việt Nam)

–      Máy đo cướng độ ánh sáng kỹ thuật số  (Extech ), máy đo nhiệt độ và độ ẩm kỹ thuật số cầm tay (Hanna), đồng hồ đo áp suất thủy lực, cốc đo lưu lượng nước,..

–      Hom Keo lai, Bách xanh, Chiêu liêu

2.3- Phương pháp nghiên cứu

* Nghiên cứu thực nghiệm:

– Xác định một số đặc tính của vòi phun (quan hệ giữa độ phun tơi sương mù, bán kính phun cực đại, lưu lượng phun, độ đều lượng tưới trên mặt luống giâm của vòi phun và áp suất phun.) → chọn loại vòi phun, áp suất phun thích hợp cho giâm hom, ..

– Xác định đặc tính của bơm (quan hệ: giữa lưu lượng cấp và áp suất đẩy của môt số loại bơm áp thấp, áp trung) → Chọn dải áp suất làm việc của bơm cho HTT phun sương, tính toán và kiểm tra khả năng tưới của bơm (số vòi phun tối đa bơm có thể hoạt động đảm bảo chất lượng tưới)

– Xác định khả năng điều tiết các thông số MTGH và khả năng giâm hom giữa NGH thí nghiệm và NGH đối chứng trong các điều kiện khí hậu, thời tiết hắc nghiệt.

* Nghiên cứu lý thuyết: tính toán một số thông số cơ bản của HTT phun sương

* Xử lý só liệu bằng phần mềm Excel

3- Kết quả nghiên cứu và thảo luận

3.1- Kết quả nghiên cứu cải tiến NGH cây lâm nghiệp

3.1.1- NGH đối chúng (phổ biến trong sản xuất ở các tỉnh phía Bắc)

15-03-24-MT Nha GH1

-Hệ thống luống giâm hom được xây bằng gạch với nền đất hoặc nền xi măng, có vòm nilon trong suốt để làm tán xạ ánh sáng và giữ ẩm cho không khí trong vòm che và đất bầu nhằm chống mất nước cho hom giâm.

-Hệ thống tưới nước phun sương tạo ẩm bằng máy bơm điện và vòi phun. Chế độ tưới được tự động hẹn giờ bằng loại công tắc tự ngắt điện theo mức nước cải tiến nên rất khó điều chỉnh các chế độ tưới tùy thuộc yêu cầu của cây, điều kiện thời tiết và giai đoạn sinh trưởng .

Ở các tỉnh phía Nam, mái che mưa được thay bằng dàn che 1 lớp lưới che sáng chuyên dụng Trung Quốc (tỷ lệ che 50 – 60%), lưới được cố định vào mạng dây đỡ, không điều chỉnh được mức độ che sáng. Vòm nilon trong suốt thường được tháo bỏ khi giâm hom các loài cây thông dụng Keo lai, Bạch đàn.

3.1.2- NGH cải tién (ứng dụng được cho tất cả các vùng sinh thái trong nước, đặc biệt hiệu quả hơn nhiều so với các NGH hiện có trong vùng gió Lào, gió mùa Đông Bắc)

1- Hệ thống luống giâm hom

–  Luống giâm hom thông dụng:  thành luống được xây bằng gạch, rộng 1,2 – 1,3 m, chiều dài luống từ 7 – 8 m (theo tính toán hệ thống tưới phun để đảm bảo độ đều chất lượng phun sương cần thiết trong toàn luống). Nền luống được láng vữa bê tông, tạo độ dốc 3 % từ tâm giữa luống sang hai bên thành. Có thể giữ được nước trong luống (nhưng không làm úng bầu ươm) để làm mát, điều hòa độ ẩm MTGH khi nóng và xả sạch nước ra ngoài khi cần. Kết cấu vòm che dễ tháo lắp, xếp gọn khi tác nghiệp, chống ố bẩn nilon do gỉ sắt từ khung thép, gồm: khung vòm dạng nửa trụ bằng các thanh thép tròn D8 cắm vào các lỗ khoan D10 trên thành luống, liên kết các thanh khung bằng cáp nilon D3.

Luống giâm hom nhiều tầng (thêm 1 – 2 tầng đặt trên luống giâm thông dụng): kết cấu môđun (rộng 1,2 – 1,3 m, dài 1,5 m), lắp ghép bằng bulông. Khung bằng thép, vách kính khung nhôm tháo rời. Luống giâm nhiều tầng đảm bảo các yêu cầu công nghệ giâm hom, rất thuận tiện khi giâm hom trong bầu khay, tăng được diện tích giâm và dễ lắp đặt các hệ thống điều tiết nhiệt độ, độ ẩm MTGH.

15-03-24-MT Nha GH2

2- Hệ thống tưới phun tạo ẩm cho MTGH

Ống dẫn chìm nền bằng nhựa uPVC Tiền phong chịu áp, trụ phun bằng ống thép mạ  kẽm, máy bơm dân dụng áp trung (Hmax < 35 mH2O), vòi phun sương mù bằng đồng kiểu dòng tia nước tốc độ cao bắn vuông góc vào đĩa chặn (đường kính lỗ phun 0,8 mm, đường kính đĩa chặn 5 mm), áp suất phun 1,8 – 2,0 KG/cm2. Chênh lệch áp suất phun giữa các vòi phun trong toàn hệ thống ≤ 0,2 KG/cm2. Khoảng cách vòi phun trong luống 0,9 – 1,0 m, số vòi phun tối đa trong 1 nhánh, số nhánh phun tối đa xuất phát từ trục chính được xác định tùy thuộc đường kính ống dẫn

Chế độ tưới phun sương được tự động bằng rơ le điều khiển tưới hẹn giờ với nhiều chế độ có thẻ lựa chọn tùy thuộc loài cây, giai đoạn sinh trưởng, điều kiện thời tiết,..

3- Hệ thống che sáng phía trên bằng lưới che chuyên dụng vườn ươm. Kết cấu gồm 2 tầng che di động (loại lưới có tỷ lệ che 50 – 70%). Hai tầng che được kéo dãn ra hoặc dồn lại độc lập bằng cơ cấu dây kéo thủ công, điều chỉnh được 3 – 4 mức che sáng cho cây tùy thuộc yêu cầu sinh học của loài cây, thời tiết, thời điểm trong ngày.

Hệ thống che sáng xung quanh cũng bằng lưới che chuyên dụng, gồm 1 lớp, có thể thả xuống để che nắng hoặc cuộn lên được bằng ống cuộn PVC để tăng ánh sáng cho cây khi trời mưa hoặc mây mù.

15-03-24-MT Nha GH3

Hệ thống vách che gió xung quanh bằng cửa kính đẩy (cửa lùa) hoặc các tấm nhựa hình sóng màu trắng đục (composite) đặt trong khe của hộp khung vách. Các tấm che vách được dồn lại hoặc rút ra khỏi hộp vách dễ dàng để tăng sáng khi trời mây mù hoặc tăng thông gió tự nhiên để giảm nhiệt độ trong nhà khi nóng.

5- Hệ thống phun hơi ẩm làm mát không khí trong NGH khi trời nóng:

Sử dụng loại vòi phun sương áp thấp hoặc áp cao, ống dẫn bằng nhựa uPVC D21 – 27 chịu áp và bơm nước dân dụng

6- Hệ thống thông gió làm mát hoặc hâm nóng không khí MTGH .

Hệ thống được lắp đặt riêng cho từng tầng luông giâm hoặc chung cho nhiều tầng trên một khối, hoạt động theo 2 chế độ:

– Thông gió giảm nhiệt độ khi nóng và trao đổi ôxi – cácbonic giữa không khí trong MTGH với bên ngoài vòm che. Hệ thống gồm quạt gió áp cao, ống uPVC phân phối khí, hoạt động tự động theo thời gian hoặc theo yêu cầu nhiệt độ không khí MTGH

– Hâm nóng MTGH bằng không khí nóng (thêm bộ phận phát nhiệt bằng điện trở nhiệt sau quạt gió), tự động theo yêu cầu nhiệt độ khi trời lạnh giá < 16 – 180C.

– Bể chứa nước chìm có che nắng trên để tự làm mát nước khi nắng nóng, làm ấm nước khi lạnh có tác dụng điều tiết tự nhiên một phần nhiệt độ không khí trong MTGH theo hướng có lợi cho quá trình giâm hom.

3.2- Khả năng điều tiết các thông số MTGH giữa NGH cải tiến và đối chứng trong các điều kiện thời tiết khắc nghiệt

Bảng 1:  Khả năng điều tiết MTGH khi nắng nóng và gió Lào mạnh

Tt

Điều kiện thí nghiệm

Nhiệt độ (0C)

Độ ẩm không khí (%)

Cường độ ánh sáng (Lux)

A Ngoài trời

42

51

110.000

B Ở NGH cải tiến: Nhiệt độ nước tưới trong bể chìm:

 

30

 

 

I -Không phun hơi ẩm làm mát không khí-Không phun sương tạo ẩm ở luống giâm-Che 2 tầng (2 lớp) lưới chuyên dụng phía trên, che 1 lớp lưới xung quanh,

-Tháo bỏ tấm chắn gió ở vách

1 Trong không gian NGH

34

51

9300

2 Trong vòm nilon luống giâm thông dụng

34,5

49

5000

3 Trong tầng 1 của luống giâm 3 tầng (nơi thiếu sáng nhất)

33

54

1800

4 Trong tầng trên cùng của luống giâm 2 và 3 tầng

35

48

5400

II -Che sáng như trường hợp I- Phun hơi ẩm trong không gian NGH tự động điều chỉnh ở mức 320C-Tưới nước phun sương tự động hẹn giờ: (phun 15 giây, ngừng  5 phút), đo sau khi ngừng phun 1 phút
1 Trong không gian NGH

32

80

9300

2 Trong vòm nilon luống giâm thông dụng

28

92

4900

3 Trong tầng 1 của luống giâm 3 tầng

27

93

1750

4 Trong tầng trên cùng của luống 2 và 3 tầng

28 – 29

91

5300

C Ở NGH đối chúng: không có vòm nilon che luống giâm. Nhiệt độ nước tưới trong bể nửa chìm không che nắng

33

I Không tưới phun sương trong luống giâm

 

 

 

1 Trong không gian NGH (độ cao 150 cm so với mặt luống cây)

43

44

6100

2 Trên mặt luống giâm hom (độ cao 15 cm )

40

48

6100

II Tưới phun sương định kỳ phun 20 giây ngừng 2 phút, đo sau khi phun 1 phút
1 Trong không gian NGH (độ cao đo 1,5 m so với mặt luống cây)

38

60

6000

2 Trên độ cao 15 cm so với mặt luống giâm

35

80

6000

Bảng 2:  Khả năng điều tiết MTGH khi lạnh và thiếu sáng do gió mùa Đông Bắc

Tt

Điều kiện thí nghiệm

Nhiệt độ TB (0C)

Độ ẩm không khí TB (%)

Cường độ

ánh sáng TB (Lux)

A Ngoài trời (lạnh và mưa phùn nhẹ)

14

85

10.000

B NGH cải tiến: Nhiệt độ nước tưới trong bể chìm

 

23

 

 

I -Dồn các tầng lưới che (không che trên)-Lắp tấm chắn gió vách cao 1,8 m-Không tưới phun sương trong các luống
1 Trong không gian NGH

15

85

9950

2 Trong vòm nilon luống giâm thông dụng

16,5

78

5350

3 Trong tầng 1 của luống giâm 3 tầng

17

80

1900

4 Trong tầng trên cùng của luống 2 và 3 tầng

16

75

5750

II -Dồn lưới,che vách như trường hợp I-Tưới phun sương tự động hẹn giờ: chu kỳ phun 10 giây, ngừng  15 phút, đo sau khi phun 1 phút-Không hâm nóng không khí
1 Trong không gian NGH

15

85

9950

2 Trong vòm nilon luống giâm thông dụng

19

94

5300

3 Trong tầng 1 của luống giâm 3 tầng

20

93

1850

4 Trong tầng trên cùng của luống 2 và 3 tầng

18

92

5700

C Ở NGH đối chứng có mái, vách che mua, gió: Nhiệt độ nước tưới trong bể nổi có nắp đậy

17,5

I Không tưới phun sương

 

 

 

1 Trong không gian NGH

15,5

80

2050

2 Trong luống giâm có vòm che nilon mới

16,5

75

400

II Tưới phun sương định kỳ: phun 10 giây ngừng 15  phút, đo sau khi phun 1 phút
1 Trong không gian NGH

15,5

80

2050

2 Trong vòm che nilon

17

85

380

III- So sánh khả năng giâm hom trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt

a-Giâm hom đối chứng ở Ba Vì

Bảng 3:     So sánh khả năng giâm hom trong mùa Đông lạnh và thiếu sáng

(Đợt 1: ngày giâm: 04/11/2008. Đợt 2: ngày giâm: 04/12/2008)

Loài cây

Công thức TN

Thời gian

Tỷ lệ ra rễ (%)

Số rễ trên hom

Chiều dài rễ (cm)

Thời gian ra rễ

Keo lai

Trên tầng 2 của luống giâm 2 tầng có vách kính và vòm nilon mới

Đợt 1

97.8

4.42

4.6

33

Đợt 2

97.8

2.42

4.6

32

Trên tầng 1 (luống giâm cải tiến) của luống giâm 2 tầng – ít ánh sáng nhất

Đợt 1

92.2

3.83

5.4

31

Đợt 2

87.8

3.62

3.6

29

Luống giâm cải tiến có vòm nilon mới

Đợt 1

100

4.95

3.4

30

Đợt 2

100

3.95

3.4

28

Đối chúng (luống giâm nền đất có vòm nilon mới)

Đợt 1

26.7

3.6

2.8

38

Đợt 2

46.7

3.1

2.8

36

Chiêu liệu

Trên tầng 2 của luống giâm 2 tầng có vách kính và vòm nilon mới.

Đợt 1

56.7

5.6

4.9

62

Đợt 2

58.9

4.6

3.9

62

Trên tầng 1 (luống giâm cải tiến) của luống giâm 2 tầng – ít ánh sáng nhất

Đợt 1

51.1

3.9

4.5

60

Đợt 2

51.1

3.9

3.8

60

Luống giâm cải tiến có vòm nilon mới

Đợt 1

54.4

4.6

5.2

61

Đợt 2

54.4

4.2

4.2

61

Đối chúng (luống giâm nền đất có vòm nilon mới)

Đợt 1

17.8

2.7

4.3

69

Đợt 2

24.4

3.7

3.3

66

Bách xanh

Trên tầng 2 của luống giâm 2 tầng có vách kính và vòm nilon mới

Đợt 1

40.0

3.31

3.46

86

Đợt 2

37.8

4.25

3.53

87

Trên tầng 1 (luống giâm cải tiến) của luống giâm 2 tầng – ít ánh sáng nhất

Đợt 1

35.6

3.83

4.0

85

Đợt 2

38.9

3.63

4.15

88

Luống giâm cải tiến có vòm nilon mới

Đợt 1

40.0

4.33

4.28

84

Đợt 2

35.6

3.33

4.25

88

Đối chúng (luống giâm nền đất có vòm nilon mới)

Đợt 1

24.4

2.25

2.67

95

Đợt 2

23.3

3.05

3.27

92

b- Giâm hom đối chúng ở Quảng Trị

Bảng 4:        So sánh khả năng giâm hom trong mùa nắng nóng và gió Lào,

mưa nhiều và lạnh do ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc

Loài cây

Công thức

Tháng 7 – 9

Tháng 10 -12

Tỷ lệ ra rễ (%)

Số rễ TB

/ hom

Chiều dài rễ TB (cm)

Thời gian ra rễ

(ngày)

Tỷ lệ ra rễ (%)

Số rễ TB

/ hom

Chiều dài rễ TB (cm)

Thời gian ra rễ

(ngày)

Keo lai

Tầng 1 của luống giâm 2 tầng (ít sáng nhất)

100

1,36

3,67

28

66,7

1,64

3,5

33

Tầng 2 của luống giâm 3 tầng (ít sáng)

100

 

28

77,8

36

Tầng 3 của luống giâm 3 tầng

96,7

 

 

29

94,4

32

Luống giâm (1 tầng) có vòm che nilon không chứa nước ở đáy

98,9

 

 

29

85,6

35

Luống giâm thông dụng (1 tầng) có vòm che nilon, chứa nước ở đáy

100

1,36

3,97

27

93,3

1,64

3,56

34

ĐC – Luống giâm nền cát không có vòm nilon

96,7

1,46

3,85

30

84,4

1,63

3,56

37

Bạch đàn

U6

Tầng 1 của luống giâm 2 tầng (ít sáng nhất)

86,7

1,46

3,42

29

43,3

1,44

3,06

36

Tầng 2 của luống giâm 3 tầng (ít sáng)

88,9

 

29

65,5

 

 

36

Tầng 3 của luống giâm 3 tầng

90,0

 

 

27

74,4

 

 

35

Luống giâm thông dụng có vòm nilon, không chứa nước ở đáy

91,1

 

 

27

77,7

 

 

34

Luống giâm thông dụng có vòm nilon, chứa nước ở đáy

92,2

1,5

3,6

27

77,7

1,5

3,7

34

ĐC – Luống giâm nền cát không vòm nilon

91,1

1,5

3,5

30

64,4

1,5

3,1

36

Kết quả chuyển giao vào sản xuất:

Một số kết quả nghiên cứu ban đầu  về NGH cải tiến đã được ứng dụng cho một số địa phương thông qua các dự án lâm nghiệp bao gồm:

Năm 2006: Dự án 661 Cty giống lâm nghiệp Trung ương, Trung tâm NC Lâm đặc sản

Năm 2007: – Dự án 661 thuộc các BQL Rừng phòng hộ (tỉnh Hòa Bình)

– Dự án 661 thuộc Đoàn Điều tra quy hoạch rừng tỉnh Bắc Giang

Năm 2008: Dự án 661 Trung tâm KHSX Lâm nghiệp Tây Bắc

Năm 2009: Dự án xây dựng Trung tâm Giống Nông lâm nghiệp chất lượng cao (thuộc BQL Rừng phòng hộ huyện Cẩm xuyên – Hà Tĩnh),..

KẾT LUẬN

– Ở NGH cải tiến do các hệ thống che sáng, tưới phun, luống giâm hom,.. đã được cải tiến, bổ sung nên các thông số MTGH được cải thiện đảm bảo yêu cầu công nghệ và ít bị biến động bởi môi tường ngoài, vì vậy tỷ lệ hom ra rễ ở các tầng luống giâm hom cao hơn so với ở NGH đối chúng, trong khi thời gian ra rễ ngắn hơn và chất lượng hon cũng cao hơn. Dễ thấy sự khác biệt này  khi giâm hom trong giai đoạn trời lanh và thiếu nắng do mây mù (tháng 11, 12 và tháng 1 ở Ba Vì) và mưa kéo dài (tháng 10 – 12 ở Quảng Trị).

Khi nắng nóng gió Lào (tháng 7, 8 ở Quảng Trị), tỷ lệ hom ra rễ ở các tầng luống giâm của NGH cải tiến phần lớn cũng cao hơn, thời gian ra rễ cũng ngắn hơn NGH đối chứng, chứng tỏ trong vùng khô nóng, nếu sử dụng hệ thống dàn che lưới chuyên dụng với độ che thích hợp sẽ giảm được nhiệt độ trong NGH thì vẫn sử dụng được vòm che nilon cho luống giâm, giảm được cường độ tưới phun và lượng nước tưới tới 2,5 – 3 lần

– Ở NGH cải tiến có thể giâm hom quanh năm vẫn đạt hiệu quả cao nếu như có nguồn vật liệu hom trong thời gian trái vụ, có thể tăng số lứa giâm hom đạt hiệu quả (đối với các loài mọc nhanh: Keo, Bạch đàn,..) tới 9 – 10 lứa/năm trong khi ở NGH kiểu cũ chỉ được 4 – 6 lứa/năm. Ngoài ra ở NGH cải tiến giâm hom được nhiều loài cây kể cả loài bản địa khó ra rễ (Bách xanh, Chiêu liêu,..) đạt tỷ lệ ra rễ cao. Sử dụng NGH cải tiến có thể sản xuất cây giống trồng rừng trong mùa trái vụ (mùa đông lạnh và thiếu sáng: tháng 11 – 3 ở các tỉnh Miền Bắc mùa gió Lào: tháng 4 – tháng 7 ở vùng Bắc Trung Bộ) để kịp thời trồng vào đầu mùa mưa mà không phải sản xuất giống và lưu cây giống từ năm trước, giảm được chi phí sản xuất, tăng năng xuất rừng trồng.

–   Sử dụng luống giâm nhiều tầng vẫn đảm bảo ánh sáng cần thiết cho giâm hom cả các loài cây rất ưa sáng (Keo lai) trong mùa lạnh và thiếu sáng nhất do mây mù với tỷ lệ hom ra rễ cao gần như mùa chính vụ. Nhờ đó tăng được diện tích giâm, số lứa giâm hom để tăng công suất của NGH. Ngoài ra luống giâm nhiều tầng rất thích hợp với việc sản xuất cây giống trong bầu khay theo tính chất công nghiệp.

–   So với NGH có mái che, NGH cải tiến đơn giản hơn nhiều nhất là hệ thống dàn che, dễ chế tạo, lắp đặt chỉ bằng các xưởng cơ khí nhỏ ở địa phương với nguyên vật liệu, thiết bị sẵn có trong nước.

–   Mẫu NGH cải tiến phù hợp cho sản xuất cây giống theo quy mô bán công nghiệp, công nghiệp đảm bảo hiệu quả cao, giá thành sản xuất hợp lý, thay thế được các nhà kính nhập nôi, phù hợp với các vùng khí hậu gió Lào, gió mùa Đông Bắc và nhiệt đới nóng khác trong cả nước nếu được cải tiến, bổ sung cho phù hợp.

NGH cải tiến cần được nghiên cứu cải tiến, bổ sung và hoàn thiện một số kết cấu và hệ thống để tăng độ bền của vật liệu che sáng, khung dàn che do điều kiện sử dụng ngoài trời. Ngoài ra, cần ứng dụng cơ giới hóa, tự động hóa việc đóng mở các hệ thống che sáng để đảm bảo đáp ứng chính xác, kịp thời yêu cầu ánh sáng của cây trồng, giảm sức lao động thủ công. Để có thể ứng dụng rộng kết quả trên tiến tới sản xuất giống cây lâm nghiệp tập trung, chuyên môn hóa theo quy mô công nghiệp, đề nghị Bộ Nông nghiệp & PTNT đầu tư thêm để tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện loại nhà giâm hom này cho phù hợp với các vùng khí hậu và đối tượng cây trồng.

 

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1-        Dương Mộng Hùng, 2005. Kỹ thuật nhân giống cây rừng – Giáo trình Trường Đại học Lâm nghiệp . Nhà xuất bản Nông nghiệp 2005

2-        Lê Đình Khả, 2007. Quy trình nhân giống, trồng, khai thác giống Keo lai.

3-        Đoàn Thị Mai, 2004. Quy trình nhân giống, trồng, khai thác giống Bạch đàn cao sản.

4-        Lê Xuân Phúc, 2004 – 2005. Thiết kế, lắp đặt hệ thống vườn ươm giâm hom cho vùng nắng nóng khô hạn Nam Trung Bộ và Trung Trung Bộ ( Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Bình Thuận, Ninh Thuân ) – Dự án 661

5-        Lê Xuân Phúc, 2006 – 2007. Thiết kế nhà lưới giâm hom cho vùng chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc và gió Lào (Quảng Ninh, Sơn La, Lào Cai). Dự án 661.

6-        Lê Xuân Phúc, 2007. Nghiên cứu, thiết kế vườn ươm che sáng di động – Đoàn Điều tra Quy hoach rừng tỉnh Bắc Giang

7-        Phạm Đăng Quốc và các CTV, 2000 – 2002. Xây dựng nhà giâm hom vừa và nhỏ có hiệu quả cao tại Sơn La, Nghệ An, Khánh Hoà (đề tài  Dự án 661)

8-        Phạm Đình Tam và CTV, 2005. Điều tra đánh giá thực trạng hệ thống vườn ươm và nâng cao năng lực cung cấp cây con hiện nay làm cơ sở cho việc quản lý, quy hoạch mạng lưới vườn ươm phục vụ Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng.Kết quả nghiên cứu khoa học công nghệ lâm nghiệp giai đoạn 2001 – 2005, trang 389 – 398. Nhà xuất bản Nông nghiệp 2006

9-        Hess, Charlers E. and Snyder. 1995. Interrupted mist found superior to constant mist in tests with cuttings.

10-   Gislerod, Hans R.1983. Physical conditions of propagation media and their influenceon the rooting of cuttings: The effect of the greenhouse environment on the temperature of propagation media. Pant and soil.

 

1- Đặt vấn đề

Tin mới nhất

Các tin khác

[logo-slider]