Báo cáo kết quả nghiên cứu đề tài: Nghiên cứu phòng trừ mối gây hại bạch đàn, keo tại một số vùng trọng điểm

PGS.TS. Nguyễn Thị Bích Ngọc

1/MỞ ĐẦU

Bạch đàn và keo là các loài cây trồng rừng chủ lực của nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Trong quá trình gây trồng, bạch đàn và keo bị rất nhiều loài côn trùng gây hại. Mối là đối tượng côn trùng có thể gây chết hàng loạt đối với cây con, thậm chí gây chết đối với cây trưởng thành khoẻ mạnh của rừng trồng bạch đàn và keo.

Do mối hết sức đa dạng về thành phần loài, nên tại mỗi vùng địa lý, chủng loại mối gây hại bạch đàn và keo rất khác nhau dẫn đến các đặc điểm gây hại của chúng có nhiều khác biệt. Ở Nam Mỹ, các loài mối gây hại chủ yếu thuộc các giống Syntermes, Procormitermes, CornitermesHeterotermes. Loài mối gây hại mạnh nhất là Syntermes nanus, với khả năng gây chết tới 70% cây bạch đàn non tại một số vùng.  Ở Australia, hầu hết các diện tích rừng trồng keo phải áp dụng các giải pháp kỹ thuật để phòng các loài mối thuốc giống Mastotermes tấn công. Tại khu vực Đông Nam Á, loài mối Coptotermes curvignathus gây hại nặng là bạch đàn, keo, thông và cao su.

Nước ta nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới, nên thành phần loài mối rất phong phú. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu về phòng trừ mối tập trung chủ yếu vào các đối tượng bị hại là công trình xây dựng và đê đập. Đối với cây trồng, chưa có nhiều công trình nghiên cứu sâu về mối gây hại cây rừng trồng và biện pháp phòng trừ.

Moi hai BD

2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU  THỰC HIỆN TỪ 2009 – 2010

1. Thu thập tổng hợp tài liệu về mối gây hại rừng trồng bạch đàn, keo và biện pháp phòng trừ.

2. Xác định thành phần loài mối và đặc điểm gây hại chủ yếu của chúng đối với rừng trồng bạch đàn và keo tại 3 vùng trồng rừng trọng điểm.

2.1. Thu thập mẫu mối ở 3 vùng trọng điểm trồng rừng bạch đàn và keo

2.2. Định loại mẫu mối để xác định tên loài mối

2.3. Nghiên cứu các hình thức và mức độ gây hại của mối với bạch đàn và keo

3. Nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái học của các loài mối

4. Tuyển chọn chế phẩm có hiệu lực phòng trừ mối được phép lưu hành ở Việt Nam để thử nghiệm với các loài mối chủ yếu gây hại bạch đàn và keo

5. Nghiên cứu, đề xuất biện pháp kỹ thuật phòng trừ tổng hợp mối gây hại bạch đàn và keo: Nghiên cứu biện pháp tổng hợp (kết hợp giữa biện pháp lâm sinh + biện pháp sinh học + biện pháp hoá học) để phòng trừ mối cho rừng bạch đàn và keo mới trồng.

3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Thu thập tổng hợp tài liệu về mối gây hại rừng trồng bạch đàn, keo và biện pháp phòng trừ: sưu tầm tài liệu khoa học có liên quan từ các nguồn lưu trũ và trên mạng.

3.2. Xác định thành phần loài mối gây hại chủ yếu của mối đối với rừng trồng bạch đàn và keo tại 3 vùng trọng điểm

+ Thu thập mẫu mối: Mẫu mối được thu thập trên ô tiêu chuẩn định vị: 5 ô/ha, đại diện tại các vị trí chân, sườn, đỉnh của rừng trồng bạch đàn và keo, theo đường chéo góc, chữ chi hoặc song song.  Kích thước ô 10 x 20 m, đẩm bảo mỗi ô có 30 cây. Thu thập mẫu và đânhs giá về đặc điểm và múc độ mối gây hại keo và bạch đàn ở rùng trồng 1 tuổi, 2 tuổi và 3 tuổi.

+ Phân tích mẫu mối: Các mẫu mối được ngâm trong lọ đựng mẫu có chứa cồn đưa sang Viện Khoa học Thủy lợi để định loại.

+ Định loại theo khoá phân loại.

– Đặc điểm gây hại: Thu thập số liệu về cách thức, tỷ lệ và mức độ gây hại của mối:

3.3.Tuyển chọn các chế phẩm có hiệu lực phòng trừ mối

– Quy mô khảo nghiệm diện hẹp, thử trực tiếp trong đĩa Petri kích thước 60 x 15mm theo phương pháp Kentazo suzuki.  Khảo nghiệm diện rộng trên hiện trường thực tế.

– 10 loại chế phẩm: Dimez, Metavina 10DP, Metavina 90DP, Mythic 240SC, Lenfos 50EC, Lentrek 40EC, Baktop 15MC, Termidor 25EC, PMC 90, Mapsedan 48EC.

3.4. Nghiên cứu biện pháp kỹ thuật phòng trừ tổng hợp mối gây hại bạch đàn và keo: Bố trí các ô thí nghiệm (diện tích 100m2 – tương đương 16 cây), mỗi ô thí nghiệm tác động riêng lẻ từng biện pháp, thí nghiệm lặp lại 3 lần.

4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1 Thành phần loài mối tại  rừng trồng bạch đàn và keo

Trong thời gian điều tra khảo sát chúng tôi tập trung vào 3 vùng chủ yếu trồng rừng bạch đàn Uro và keo lai tại vùng Đông Bắc,Tây Bắc -Trung tâm và vùng Tây Nguyên đã thu được 310 mẫu mối vào hai mùa khô và mùa mưa. Kết quả phân tích đã  sơ bộ xác định được 17 loài mối, thuộc 9 giống và 2 họ mối (bảng 3.1).

 

 


Bảng 4.1: Kết quả định loại mẫu mối (Isoptera)

STT Tên loài Giống Phân họ Họ
1 Hypotermes makhamensis Hypotermes Macrotermitinae Termitidae

2

Hypotermes obscuricep

Hypotermes Macrotermitinae Termitidae
3 Odontotermes maesodensis Odontotermes Macrotermitinae Termitidae
4 Odontotermes angustignathus Odontotermes Macrotermitinae Termitidae
5 Odontotermes ceylonicus Odontotermes Macrotermitinae Termitidae
6 Macrotermes carbonarius Macrotermes Macrotermitinae Termitidae
7 Macrotermes malaccensis Macrotermes Macrotermitinae Termitidae
8 Macrotermes gilvus Macrotermes Macrotermitinae Termitidae
9 Macrotermes annadalei Macrotermes Macrotermitinae Termitidae
10 Macrotermes barneyi Macrotermes Macrotermitinae Termitidae
11 Microtermes pakistanicus Microtermes Macrotermitinae Termitidae
12 Coptotermes formosanus Coptotermes Rhinotermitinae Rhinotermitidae
13 Schedorhinotermes javanicus Schedorhinotermes Rhinotermitinae Rhinotermitidae
14 Microcerotermes bugnioni Microcerotermes Amitermitinae Termitidae
15 Pericapritermes latignathus Pericapritermes Termitinae Termitidae
16 Pericapritermes latignathus Pericapritermes Termitinae Termitidae
17 Procapritermes garthawaitei Procapritermes Termitinae Termitidae

 

 

Kết quả ở bảng 4.1 cho thấy trong các giống mối thu được, giống Macrotermes có nhiều loài nhất (5 loài), tiếp theo là Odontotermes 3 loài; Hypotermes,  Pericapritermes đều có 2 loài, Coptotermes, Schedorhinotermes, Microtermes, Microcerotermes, Procapritermes đều có 1 loài.

Khi phân tích theo sự phân bố của loài chúng tôi nhấn thấy có những loài phân bố rộng (cả ba vùng) như Macrotermes (Ma.) malaccensis, nhưng cũng có loài chỉ bắt gặp chúng phân bố ở từng vùng như loài Hypotermes makhamensis, Macrotermes maesodensis thường gặp ở 2 vùng ngoài miền Bắc nhưng không gặp ở vùng Tây Nguyên, trong khi đó Odontotermes maesodensis, Odontotermes angustignathus, Microcerotermes bugnioni, Pericapritermes latignathus chỉ gặp ở Tây Nguyên nhưng chưa gặp ở 2 vùng ngoài Miền Bắc.

 

4.2. Đặc điểm gây hại của mối đối với bạch đàn Urophylla  và keo lai tại 3 vùng trồng rừng trọng điểm.

Bảng 4.2: Tỷ lệ cây bị mối và chỉ số bị hại đối với bạch đàn Uro, keo lai

tại khu vực khảo sát

 

Loại cây Vùng nghiên cứu Đối tượng cây Tỷ lệ bị hại (%)

Chỉ số hại

Bạch đàn uro Bắc Giang (Đông Bắc) Dưới 1 tuổi

16,85

0,11

1-3 tuổi

12,96

0,05

Hòa Bình (Tây Bắc) Dưới 1 tuổi

28.89

0.09

1-3 tuổi

12,96

0,05

Tây Nguyên Dưới 1 tuổi

29,44

0,11

1-3 tuổi

19,81

0,08

Keo lai Phúc Tân, Xuân Đài (Đông Bắc) Dưới 1 tuổi

7,78

0,04

1-3 tuổi

17,78

0,11

Hòa Bình(Tây Bắc) Dưới 1 tuổi

20

0.11

1-3 tuổi

6,85

0,03

Tây Nguyên Dưới 1 tuổi

21.48

0.14

1-3 tuổi

6,11

0,03

Qua bảng  4.2 cho thấy tỷ lệ mối xâm hại cây Bạch đàn Uro, Keo lai mạnh nhất ở năm thứ nhất, sang năm thứ 2, năm thứ 3 thì có dấu hiệu giảm hẳn. Mặc dù tỷ lệ cây bị mối xâm nhập cao, nhưng số lượng cây bị mối gây chết chủ yếu là cây dưới 1 năm tuổi, do đó chỉ số hại ở cây dưới 1 tuổi lớn hơn so với cây 1-3 tuổi. Điều này có thể giải thích do cây dưới 1 tuổi còn  non, phần vỏ rất mỏng, sức đề kháng của cây yếu, do đó mối rất dễ dàng tấn công cắn đứt ngang thân cây. Sang năm thứ 2 và thứ 3 trở đi, cây đã sinh trưởng tốt, phần vỏ cây đã trở nên dầy hơn, cứng hơn, thậm chí lượng tanin trong vỏ cây cũng tăng lên không hấp dẫn mối. Mối chuyển sang khai thác thức ăn từ những cành khô, lá rụng, gốc cây của luân kỳ trước còn để lại đã bị mục ải, do vậy tỷ lệ cây ở tuổi 2, 3 bị mối xâm hại cũng ít đi. Tuy nhiên, riêng ở vùng Xuân Đài ( Đông Bắc) có hiện tượng ngược lại với các vùng khác, cây 2, 3 tuổi lại bị mối gây hại nhiều hơn so với cây dưới 1 tuổi và cây thường bị mối gây hại theo đám và tập trung ở một số lô trồng rừng nhất định. Điều này chúng tôi cần nghiên cứu thêm để đưa ra lời giải thích.

 

4.3. Kết quả nghiên cứu các biện pháp phòng trừ mối hại bạch đàn, keo

Bảng 4.3: Thử nghiệm thuốc hóa học để diệt mối hại rừng trồng keo, bạch đàn

TT

Tỷ lệ (%) cây bị mối sau 3 tháng

Vùng Đông Bắc

Đối chứng

Vùng Tây Bắc

Đối chứng

Vùng Tây Nguyên

Đối chứng

Mối hại keo

Lenfos 0,1%

8,33

27,08

10,42

31,25

12,5

35,42

Lenfos 0,2%

4,17

6,25

6,25

Lenfos 0,3%

0

0

4,17

Lentreck 0,1%

8,33

8,33

10,42

Lentreck 0,2%

4,17

4,17

6,25

Lentreck 0,3%

2,08

0

4,17

Termidor 0,1%

6,25

4,17

8,33

Termidor 0,2%

4,17

2,08

6,25

Termidor 0,3%

0

0

4,17

Mapsedan

14,58

16,67

14,58

PMC

6,25

8,33

10,42

Mối hại bạch đàn

Lenfos 0,1%

6,25

22,92

4,17

25,00

6,25

31,25

Lenfos 0,2%

4,17

4,17

4,17

Lenfos 0,3%

0

0

4,17

Lentreck 0,1%

8,33

6,25

6,25

Lentreck 0,2%

6,25

6,25

6,25

Lentreck 0,3%

0

2,08

2,08

Termidor 0,1%

8,33

8,33

4,17

Termidor 0,2%

2,08

2,08

2,08

Termidor 0,3%

0

0

2,08

Mapsedan

8,33

4,17

12,5

PMC

6,25

2,08

4,17

Từ bảng 4.3  cho thấy thuốc lentrek, lenfos, termidor, PMC có hiệu lực diệt mối tốt ở cả 3 vùng sinh thái và ở cả rừng trồng keo và bạch đàn. Tỷ lệ cây bị mối xâm nhập ở các ô thí nghiệm sau 3 tháng là <10%, đặc biệt tỷ lệ cây bị mối xâm nhập ở ô thí nghiệm sử dụng nồng độ thuốc 0,3% là 0%-4,17%, trong khi đó tỷ lệ cây bị mối trung bình ở 3 ô đối chứng chỉ tưới nước là 22,92% – 31,25%. Thuốc Termidor và Lenfos có hiệu lực phòng trừ mối tốt nhất so với các thuốc khác và đạt hiệu quả ở cấp nồng độ 0,2-0,3%.

Kết quả xử lý mối bằng biện pháp lâm sinh, sinh học, hóa học cho thấy: tỷ lệ cây bị mối ở vùng Tây Nguyên cao hơn vùng Đông Bắc và Trung tâm – Tây Bắc. Điều này có thể do kỹ thuật trồng rừng, do điều kiện đất đai của vùng Tây Nguyên tạo điều kiện cho nhiều loại mối phát triển. Vùng Tây Nguyên khi trồng rừng không đào bỏ gốc cây cũ, đây là nguồn thức ăn cho mối. Do có nhiều mối nên khi xử lý chỉ hạn chế được một phần mối có mặt tại thời điểm đó nhưng còn những tổ mối trong đất sau đó sẽ tiếp tục lên xâm nhập vào cây.

 

4. Kết luận

Kết quả khảo sát bước đầu đánh giá tình hình mối gây hại bạch đàn và keo tại các vùng trọng điểm gồm Đông Bắc, Tây Bắc, Trung tâm và Tây Nguyên đã thu được 310 mẫu mối và phân tích định loại được 17 loài mối, thuộc 9 giống và 2 họ mối.

Bạch đàn và keo thường bị mối tấn công vào rễ và thân của cây dưới 12 tháng tuổi làm cây chết. Rừng trồng bạch đàn bị mối gây hại mạnh hơn so với rừng trồng keo. Khi cây bạch đàn và keo ở tuổi 2 trở lên, mối thường đắp đất và đục thành hang trên thân cây làm giảm khả năng sinh trưởng của cây.

 

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Đức Khảm (1976), Mối ở miền Bắc Việt Nam, NXB KH&KT, HN

2. Nguyễn Văn Quảng, 2002, “Thành phần loài khu hệ mối Việt Nam”, Báo cáo khoa học hội nghị côn trùng học toàn quốc (lần thứ 4), NXB nông nghiệp Hà Nội, tr. 225 – 228.

3. Nguyễn Chí Thanh, Hà Thị Thạo, Nguyễn Thị Bích Ngọc (1995), Phòng chống mối cho cây chè mới trồng, Kết quả nghiên cứu khoa học Lâm nghiệp, giai đoạn 1996 – 2000, trang 90- 92.

4. Nguyễn Tân Vương, Nguyễn Thúy Hiền, Nguyễn Thị My, Ngô Trường Sơn, Nguyễn Quốc Huy, Thành phần loài mối trong sinh cảnh cây cao su, cà phê, ca cao ở các tỉnh Tây Nguyên, Tạp chí NN &PTNT số 11+12, tr.151-153.

5. Cowie,R.H, Logan,J.W. and Wood,T.G, 1989, Termite (Isoptera) damage and control in tropical forestry with special reference to Africa and Indo – Malaysia: A review. Bull.Entomol.Res.,78:173-184.

6. Nair, K.S.S and Varma,R.V, 1985, Some ecological aspest of termite problem in young eucalyptus plantation in Kerala, India. For.Ecol. Manage., 12: 287-303.

7. UNEP/ FAO/Global IPM Facility Expert Group on Termite Biology and Management  (2000).

Tin mới nhất

Các tin khác

[logo-slider]